Người Cao Tuổi Có Nền Dùng Gối Trị Liệu ?

Gối Trị Liệu là một dụng cụ hữu ích trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người già, đặc biệt là trong việc giảm đau và cải thiện tình trạng cơ xương. Sản phẩm này được thiết kế với các chất liệu chuyên biệt và kỹ thuật tiên tiến, giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề như đau cơ, đau cổ và đau lưng.

Nhân viên của 5go, được đào tạo chuyên môn, sẽ hướng dẫn người già và gia đình cách sử dụng Gối Trị Liệu một cách hiệu quả và an toàn nhất. Họ sẽ tư vấn về cách đặt và điều chỉnh gối sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Gối Trị Liệu không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ vật lý mà còn là một phần quan trọng của quy trình điều trị và phục hồi cho người già.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của Gối Trị Liệu, cách sử dụng và những lợi ích mà sản phẩm mang lại trong việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Với sự hỗ trợ của Gối Trị Liệu, người già sẽ có một phương tiện hiệu quả để giảm đau và cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Gối trị liệu đốt sống cổ là loại gối được sử dụng để hỗ trợ người dùng nằm đúng tư thế, cải thiện các triệu chứng và điều trị các bệnh liên quan đến đốt sống cổ, đặc biệt là người cao tuổi. Nhờ độ hiệu quả cao và lợi ích mà nó mang lại, hiện nay gối trị liệu được sử dụng khá rộng rãi. Các chuyên gia và bác sĩ cũng khuyến khích các bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng loại gối này trong quá trình chữa trị.

Lợi Ích Của Gối Trị Liệu Đối Với Các Bệnh Nhân Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Việc sử dụng gối trị liệu có thể mang lại hiệu quả tích cực như:

  • Ngủ ngon hơn, giúp người sử dụng thư giãn và cải thiện tâm trạng.
  • Giúp giảm các triệu chứng khó chịu sau khi ngủ dậy như tê bì gáy, đau nhức hay mỏi vùng cột sống.
  • Cải thiện tư thế nằm của người dùng, tạo cảm giác thoải mái, giúp việc tuần hoàn máu được trơn tru hơn. Giảm thiểu các tình trạng như đau đầu, chóng mặt sau khi ngủ dậy.
  • Giúp cố định đầu và cổ trong khi ngủ, hạn chế việc xoay người hoặc ưỡn cổ quá mức dẫn đến trẹo cổ hoặc trật khớp.

Phân Loại Gối Trị Liệu

Dựa vào thiết kế và chất liệu, các loại gối trị liệu được phần làm 3 loại:

Gối cao su non

Giống như tên của nó, gối cao su non sử dụng chất liệu là cao su non có độ đàn hồi cực cao, đi cùng với thiết kế ôm sát cổ và đầu giúp việc nâng đỡ cho cột sống hiệu quả hơn. Gối cao su non được sử dụng phổ biến vì chúng có độ êm ái tuyệt vời, ít bị biến dạng, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Bề mặt của gối cao su non được thiết kế nhiều lỗ thoát khí nên sẽ không gây nóng và bí khi sử dụng. Gối cao su non có 2 kiểu dáng chính là gối chữ U và gối lượn sóng:

Gối cao su non chữ U: Thiết kế chữ U hỗ trợ bảo vệ cũng như giảm áp lực lên cột sống, giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu sau khi ngủ dậy. Điển hình là tê mỏi cũng như đau nhức phần gáy và cột sống.

Gối cao su non lượn sóng: Giúp bảo vệ đầu nhờ thiết kế công thái học, mang lại cảm giác thoải mái và thư giãn. Đồng thời giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn, cải thiện tâm trạng của người dùng.

Gối than hoạt tính

Sử dụng chất liệu kết hợp giữa cao su non và than hoạt tính giúp độ đàn hồi được đẩy lên cao hơn, nhờ đó mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Không những cải thiện các triệu chứng của thoái hóa cột sống, các ion dương trong than hoạt tính cũng giúp đẩy mạnh quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. Mang lại giấc ngủ ngon, cải thiện sức khỏe và tăng tốc độ hồi phục của người bệnh.

Gối hồng ngoại

Gối hồng ngoại là loại gối chuyên dụng để hỗ trợ và điều trị các bệnh về cột sống, loại này dành riêng cho những bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sử dụng. Gối được làm từ các chất liệu như nhựa dẻo hoặc cao su với thiết kế bên trong bao gồm các hạt massage. Những hạt massage này khi kết hợp với chức năng của tia hồng ngoại sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể. Giúp cải thiện sức khỏe, giảm đau và hỗ trợ giải tỏa mệt mỏi cho người bệnh.

Tuy nhiên khác với 2 loại gối trên, gối hồng ngoại không nên sử dụng thường xuyên. Bạn nên sử dụng gối hồng ngoại tối đa 30 phút mỗi lần để tránh việc tia hồng ngoại ảnh hưởng đến cơ thể.

Hướng Dẫn Chọn Mua Gối Trị Liệu

Để có thể lựa chọn và mua được một chiếc gối phù hợp với nhu cầu sử dụng, mang lại hiệu quả tốt nhất, cần dựa vào các tiêu chí sau:

1. Chất liệu gối

Chất liệu của 1 chiếc gối trị liệu ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của người sử dụng. Việc lựa chọn được 1 chiếc gối được làm từ chất liệu cao cấp, độ mềm mại và đàn hồi tốt sẽ giúp người dùng thoải mái hơn, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các bệnh về đốt sống cổ.

Đầu tiên bạn cần chú ý đến chất liệu của vỏ gối, hãy ưu tiên những loại vỏ được làm từ sợi vải tự nhiên như bamboo fiber. Loại này có khả năng hút ẩm tốt hơn sợi cotton đến 60%, ngoài ra nó còn kháng khuẩn cực tốt và thân thiện với môi trường. Vỏ gối là nơi tiếp xúc trực tiếp với phần cổ gáy và da đầu, chính vì vậy nó rất dễ lưu lại mùi mồ hôi và mùi cơ thể. Bạn cần lưu ý chọn những loại gối có vỏ được thiết kế với nhiều lỗ thoáng khí, giúp khử mùi và không bị hăm bí khi nằm.

Chất liệu của ruột gối cũng quan trọng không kém, đa số người dùng gối trị liệu đều gặp các bệnh lý về đốt sống cổ, nên hãy cân nhắc và lựa chọn thật kỹ chất liệu ruột gối để người dùng có thể nằm với nhiều tư thế khác nhau mà không sợ bị đau hoặc thương tổn các đốt sống cổ. Loại chất liệu ruột gối được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng là cao su non có độ đàn hồi và độ bền vượt trội.

2. Kích thước gối

Kích thước gối rất quan trọng đối với các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên rất ít người chú ý đến điều này. Khi bạn chọn được một chiếc gối có chiều cao phù hợp với người sử dụng, nó không những mang lại hiệu quả trị liệu tốt mà còn tạo cho người dùng cảm giác thoải mái và thư giãn nhất có thể. Hãy nói đến 2 trường hợp khi bạn chọn sai chiều cao của gối trị liệu:

  • Gối quá thấp: Vị trí của đầu và đốt sống cổ quá thấp so với cột sống, điều này khiến các đốt sống cổ bị còng và làm cho tình trạng thoái hóa đốt sống cổ trở nên trầm trọng hơn.
  • Gối quá cao: Nếu vị trí của đầu và đốt sống cổ quá cao so với cột sống sẽ làm tắc nghẽn các dây thần kinh vùng gáy, các triệu chứng thường gặp là đau nhức và tê mỏi gáy sau khi nằm. Trong trường hợp tệ nhất, việc nằm gối quá cao có thể dẫn đến việc thiếu máu lên não.

Chiều cao lý tưởng của gối trị liệu là từ 8 đến 10cm tùy vào kích thước đầu của người bệnh, với chiều cao này khi người bệnh nằm xuống, vị trí của đốt sống cổ rơi vào khoảng 3 đến 5cm so với bề mặt của giường. Đây là khoảng cách giúp cột sống và đốt sống cổ tạo thành 1 đường thẳng, hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy và mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị và trị liệu các bệnh về cột sống.

Ngoài chiều cao, diện tích bề mặt gối cũng nên được lựa chọn kỹ càng dựa vào số đo cơ thể của người bệnh. Bạn nên chọn gối có kích thước đủ rộng để có thể tựa hết phần vai trên, tránh đau mỏi trong khi nằm. Kích thước gối tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi hiện nay là 50x70cm.

3. Kiểu dáng gối

Hãy lựa chọn những loại gối có kiểu dáng ôm sát đầu và phần cổ gáy của người nằm, nó sẽ giúp cố định và nâng đỡ phần đốt sống cổ tốt hơn. Mặc dù có nhiều mẫu mã nhưng hầu hếu các loại gối trị liệu trên thị trường hiện nay được thiết kế gồm 2 kiểu chính là gối chữ U và gối lượn sóng. Bạn cũng không cần băn khoăn khi lựa chọn giữa 2 loại này vì tác dụng mà chúng mang lại đều tốt như nhau.

4. Chức năng của gối

Đối với các loại gối cao su non hoặc than hoạt tính, chúng đa dụng hơn vì bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào và sử dụng kể cả khi đi ngủ vẫn được. Ngược lại, các loại gối hồng ngoại mặc dù có khả năng massage giúp tuần hoàn máu tốt hơn nhưng theo khuyến cáo của bác sĩ bạn không nên dùng chúng khi đi ngủ. Việc lựa chọn gối theo chức năng của chúng còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của bạn.

Cách Sử Dụng Gối Trị Liệu Đốt Sống Cổ

Các bước sử dụng gối trị liệu đốt sống cổ tiêu chuẩn:

  • Bước 1: Kê gối dưới đầu, phần sóng nhô lên nằm dưới phần cổ gáy.
  • Bước 2: Điều chỉnh tư thế sao cho phần vai trên tựa vào vành gối để tránh tình trạng đau nhức vai. Lưu ý rằng chỉ tựa vai chứ không nền đặt hẳn vai lên gối.
  • Bước 3: Thả lỏng toàn bộ cơ thể và thư giãn.

Hướng dẫn sử dụng gối trị liệu đốt sống cổ hồng ngoại:

  • Bước 1: Cắm nguồn của gối.
  • Bước 2: Nằm lên gối sao cho phần cổ gáy tiếp xúc với vị trí của các bóng massage bên trong gối.
  • Bước 3: Khởi động gối hồng ngoại.
  • Bước 4 Thả lỏng cơ thể và thư giãn.
  • Bước 5: Sau khi massage từ 15 đến 20 phút, tắt máy và rút nguồn điện. (một số loại gối hồng ngoại có chức năng tự tắt nguồn sau khi sử dụng quá thời gian cho phép)

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Gối Trị Liệu

Chú ý đến tư thế nằm

Bạn có thể nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với gối trị liệu đốt sống cổ, tuy nhiên không nên nằm sấp để tránh việc các cơ quan bên trong cơ thể bị chèn ép dẫn đến khó thở. Khi nằm ngửa hoặc nghiêng, bạn cũng có thể kê thêm gối vào thắt lưng hoặc chân để có tư thế nằm tốt nhất: Cụ thể:

  • Nằm ngửa: Khi nằm ở tư thế ngửa, ngoài sử dụng gối trị liệu dưới phần cổ gáy, bạn cũng có thể kê thêm 1 chiếc gối mỏng ở phần thắt lưng và dưới đầu gối để giảm áp lực cho cho cột sống.
  • Nằm nghiêng: Ở tư thế nằm nghiêng, bạn cần kê 1 gối dưới thắt lưng và kẹp 1 gối vào giữa 2 chân để cố định tư thế ngủ.

Vệ sinh vỏ gối thường xuyên

Vỏ gối là nơi tiếp xúc trực tiếp với da và mồ hôi nên bạn cần vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc và khử mùi hôi.

Kiểm tra độ an toàn của gối hồng ngoại trước khi sử dụng

Đối với các loại gối hồng ngoại, bạn cần kiểm tra kỹ mỗi khi sử dụng để đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, tránh được các trường hợp hở mạch gây cháy nổ hoặc điện giật. Sau khi sử dụng xong cần rút phích cắm ngay lập tức và bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.

Gối Trị Liệu Đốt Sống Cổ Giá Bao Nhiêu ?

Các loại gối trị liệu đốt sống cổ thông thường có giá thành dao động từ 250.000đ đến 500.000đ/cái, gối trị liệu hồng ngoại sẽ có giá thành cao hơn, thường từ 650.000đ đến 1.500.000đ/cái tùy vào thương hiệu và địa điểm bán.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *