Chọn Máy Đo Đường Huyết Cho Người Già

Trong dịch vụ chăm sóc người già, việc đo đường huyết đều đặn là một phần quan trọng của việc quản lý bệnh lý và sức khỏe tổng thể. Máy Đo Đường Huyết là một công cụ không thể thiếu, giúp người già kiểm tra và theo dõi mức đường huyết một cách dễ dàng và chính xác tại nhà.

Nhân viên của 5go, với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, sẽ hướng dẫn người già và gia đình về cách sử dụng Máy Đo Đường Huyết một cách đúng cách và hiệu quả. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách chuẩn bị, lấy mẫu máu và đọc kết quả, cũng như giúp hiểu và giải thích về ý nghĩa của các giá trị đo được. Máy Đo Đường Huyết không chỉ là một công cụ đo lường mà còn là một phần quan trọng của quá trình quản lý bệnh lý và chăm sóc sức khỏe hàng ngày của người già.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của Máy Đo Đường Huyết, cách sử dụng và những lợi ích mà sản phẩm mang lại trong việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Với sự hỗ trợ của Máy Đo Đường Huyết, người già có thể tự tin hơn trong việc theo dõi và quản lý mức đường huyết của mình mỗi ngày.

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc sở hữu 1 chiếc máy đo đường huyết tại nhà sẽ giúp người bệnh có thể thường xuyên theo dõi và kiểm tra được lượng đường trong máu. Từ đó có thể kịp thời thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng hoặc đi thăm khám tại các cơ sở y tế nếu xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, để sử dụng máy đo đường huyết tại nhà một cách hiệu quả, bạn cần tìm hiểu về cách hoạt động cũng như những lưu ý khi sử dụng loại thiết bị này.

Máy Đo Đường Huyết Là Gì ?

Máy đo đường huyết là thiết bị y tế chuyên dụng được dùng để kiểm tra lượng đường tồn tại trong máu và phản ánh nồng độ glucose bên trong các mô của cơ thể. Nhờ sử dụng công nghệ cảm biến sinh học điện hóa, máy đo đường huyết có độ chính xác rất cao và cho kết quả cực kỳ nhanh chóng.

Máy Đo Đường Huyết Hoạt Động Như Thế Nào ?

Các loại máy đo đường huyết hoạt động theo phương pháp điện hóa, mặc dù khác mẫu mã nhưng chúng đều có nguyên lý hoạt động giống nhau. Phần trên của bút lấy máu thường sẽ chứa 1 lớp men glucose oxidase (hoặc dehydrogenase). Sau khi bạn chích một lượng máu vừa đủ, lượng đường trong máu cùng với men glucose oxidase sẽ tạo ra một phản ứng điện cực enzyme. Lúc này, máy đo đường huyết sẽ ghi nhận tổng số ion đi qua các điện cực và trả cho bạn kết quả trên màn hình hiển thị. Tổng số ion đi qua các điện cực sẽ tỉ lệ thuận với lượng đường có trong máu của bạn.

Phân Loại Máy Đo Đường Huyết

Máy đo đường huyết trên thị trường hiện nay được phân làm 2 loại chính:

  • Máy đo đường huyết lấy máu: Loại này được sử dụng khá phổ biến vì tiện lợi và phù hợp với mọi lứa tuổi. Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng bút lấy máu để thu một lượng máu nhỏ và thấm vào đầu que thử trên máy đo. Vị trí lấy máu thường là đầu ngón tay, thông thường bạn chỉ cần lấy 1 giọt nhỏ là đủ để tiến hành đo đường huyết.
  • Máy đo đường huyết không lấy máu: Thời gian gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ nên nhiều hãng đã cho ra mắt máy đó đường huyết không lấy máu. Loại này có nhiều cách hoạt động như sử dụng đèn hồng ngoại, lấy mẫu nước mắt, nước bọt, đo bằng dòng điện yếu hoặc cảm biến dưới da.

Hiện nay, loại máy được các y bác sĩ khuyến khích sử dụng là máy đo đường huyết lấy máu vì chúng cho kết quả chính xác nhất. Các loại máy đo đường huyết không lấy máu vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí an toàn và độ chính xác cần thiết.

Lợi ích Khi Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết

Công dụng chính của máy đo đường huyết là cho người dùng kiểm tra được lượng đường trong máu, tuy nhiên nó vẫn có rất nhiều lợi ích khác, cụ thể như:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Máy đo đường huyết tại nhà sẽ giúp bạn kiểm tra được lượng đường trong máu mà không cần phải mất thời gian đến các cơ sở y tế.
  • Cách sử dụng đơn giản: Sau khi tham khảo cách sử dụng, hầu hết bệnh nhân đều có thể tự sử dụng máy đo đường huyết mà không cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia và bác sĩ.
  • Tính di động cao, dễ mang theo bên mình: Thiết kế nhỏ gọn của máy đo đường huyết cho phép bạn mang theo trong các chuyến du lịch hoặc đi xa nhà, tiện lợi cho việc kiểm tra đường huyết bất kỳ lúc nào.
  • Sử dụng được cho nhiều đối tượng: Bất cứ ai cũng có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu, tuy nhiên không sử dụng máy đo đường huyết cho trẻ sơ sinh.
  • Cho ra kết quả chính xác theo thời gian thực: Máy đo đường huyết sẽ cho bạn biết kết quả chỉ sau vài giây, điều này sẽ giúp các bệnh nhân bị tiểu đường thay đổi chế độ ăn uống hoặc đến các cơ sở y tế kịp thời nếu xảy ra biến chứng.

Ai Nên Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết

Những người nên sử dụng máy đo đường huyết cụ thể là:

  • Người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ nên sử dụng máy đo đường huyết, giai đoạn mang thai phụ nữ thường hay mắc phải bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  • Những bệnh nhân đang nằm viện điều trị vì mắc các bệnh cấp tính và cần phải theo dõi lượng đường trong máu.
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp, mỡ máu cao cũng nên thường xuyên sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng cao cũng có thể dẫn đến các bệnh cấp tính như suy tim, tai biến hoặc xơ vữa động mạch.
  • Trên thực tế ai cũng nên dùng máy đo đường huyết để thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Việc này giúp chúng ta phát hiện kịp thời và ngăn chặn được bệnh đái tháo đường bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc đến các cơ sở y tế và nhận tư vấn của các y bác sĩ.

Cách Sử Dụng Máy Đo Đường Huyết Cơ Bản Tại Nhà

Trước khi lấy máu và đo đường huyết, bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như: hộp đựng que lấy máu, hộp kim, bút bắn kim, máy đo đường huyết, hộp đựng bông và cồn. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bây giờ bạn sẽ tiến hành lấy máu và đo lượng đường trong máu. Bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch bằng xà phòng để diệt khuẩn và giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ lấy máu.
  • Bước 3: Mở đầu bút và lắp kim vào, sau khi đã gắn chặt kim vào bút bạn mới tiến hành tháo bỏ đầu bọc của kim và lắp đầu bút lại. Bạn cần điều chỉnh độ dài kim sao cho phù hợp với từng loại da.
  • Bước 4: Xoa nhẹ đầu ngón tay muốn lấy máu để máu chạy về đầu ngón tay, sau đó áp ngón tay sát vào đầu bút lấy máu.
  • Bước 5: Ấn nút trên bút lấy máu, lúc này đầu kim sẽ tự động di chuyển tới đâm nhẹ vào ngón tay và rút lại ngay lập tức.
  • Bước 6: Nặn nhẹ ngón tay để máu rỉ ra khoảng chừng 1 giọt.
  • Bước 7: Sau khi đã có mẫu máu, lúc này bạn chỉ cần chạm nhẹ khe lấy máu vào giọt máu trên ngón tay. Máu sẽ tự động được hút vào, khi đầy khe hút máu, máy sẽ thông báo cho bạn bằng tiếng bíp và lúc này bạn chỉ cần chờ có kết quả.
  • Bước 8: Lau máu trên ngón tay bằng bông thấm cồn, sau đó rửa tay lại bằng xà phòng và nước ấm.
  • Bước 9: Kết quả sau khi đo sẽ được hiển thị trên màn hình của máy đo đường huyết.

Sau khi có kết quả, bạn có thể gửi cho bác sĩ để chẩn đoán hoặc có thể tham khảo bảng chỉ số đường huyết để biết tình trạng đường trong máu của mình.

Những Lưu Ý Khi Dùng Máy Đo Đường Huyết

Khi sử dụng máy đo đường huyết, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ sử dụng máy đo đường huyết với mục đích kiểm tra lượng đường trong máu, tuyệt đối không sử dụng với những mục đích khác.
  • Không sử dụng máy đo đường huyết cho trẻ sơ sinh.
  • Không sử dụng máy đo đường huyết gần bức xạ điện tử mạnh, điều này có thể khiến máy hoạt động không chính xác.
  • Máy đo đường huyết không dùng để chữa bệnh, máy được dùng để người bệnh biết được lượng đường trong máu, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
  • Khi sử dụng máy đo, thời điểm để bạn đo mang lại kết quả chính xác nhất là trước khi ăn hoặc sau khi ăn từ 2 đến 3 tiếng.
  • Vị trí lấy máu được các bác sĩ hướng dẫn thường là ở ngón tay trỏ. Mặc dù có rất nhiều vị trí lấy máu nhưng ở ngón tay trỏ sẽ không ảnh hưởng đến các hoạt động của bạn cũng như ổn định và có thể lấy máu ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng cách và mang lại kết quả chính xác.
  • Sau khi sử dụng và muốn vệ sinh máy, bạn có thể lau bề mặt của máy bằng khăn mềm hoặc các chất tẩy rửa nhẹ. Tuy nhiên tuyệt đối không được rửa khe cắm que thử nhé.
  • Nên bảo quản máy đo đường huyết ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Hướng Dẫn Chọn Mua Máy Đo Đường Huyết

Bạn có thể tự chọn mua máy đo đường huyết phù hợp bằng cách dựa vào các tiêu chí dưới đây:

1. Thiết kế

Vẫn nên ưu tiên các loại máy có thiết kế nhỏ gọn, tuy nhiên các nút bấm phải to và dễ thao tác. Đối với người lớn tuổi, bạn nên chọn các loại máy có màn hình lớn, độ sắc nét cao để dễ dàng quan sát kết quả.

2. Thời gian đo

Bạn nên dùng cách loại máy có thời gian cho kết quả từ 10 giây đổ lại để đảm bảo độ chính xác. Với những loại máy có thời gian đo quá lâu (từ 30 đến 40 giây), que thử sẽ có thời gian tiếp xúc với không khí lâu hơn và có thể khiến kết quả không hoàn toàn chính xác.

3. Các tính năng

Một số máy đo đường huyết còn được tích hợp tính năng kiểm tra mỡ máu, huyết áp hoặc đo tim mạch. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tính năng lưu trữ kết quả mỗi lần đo, nó sẽ giúp bạn có thể biết được tình trạng đường huyết của mình giảm hay tăng theo thời gian.

Ngoài ra, đối với các bệnh nhân cần chia sẻ kết quả đo cho bác sĩ. Hãy tìm những loại máy đo cho phép kết nối với với ứng dụng trên điện thoại, việc gửi kết quả đi sẽ dễ dàng hơn, tiện cho quá trình theo dõi, cũng như đưa ra chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

4. Khả năng lưu trữ

Khả năng lưu trữ của mỗi máy đo đường huyết là khác nhau, bạn nên chọn những loại có khả năng lưu trữ lớn. Đối với các máy đo đường huyết cơ bản, kết quả đo của bạn có thể lưu trữ khoảng 10 lần, tuy nhiên hiện nay một số loại máy được nâng cấp khá nhiều và có thể lưu trữ đến hàng chục hoặc hàng trăm lần.

5. Cách sử dụng

Hãy lựa chọn các loại máy có cách sử dụng càng đơn giản càng tốt vì đa số người dùng máy đo đường huyết đều là người cao tuổi. Các loại máy có cách sử dụng phức tạp sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi tự kiểm tra kết quả tại nhà.

6. Lượng máu cần thiết khi đo

Mỗi loại máy cũng sẽ yêu cầu lượng máu khác nhau, do đó để tránh đau đớn và khó chịu cho người dùng, bạn cần lựa chọn những loại máy yêu cầu lượng máu càng thấp càng tốt. Lượng máu hợp lý nhất là 0,6 microliters.

7. Que thử thông dụng

Khi chọn mua máy đo đường huyết, que thử cũng là một tiêu chí bạn cần phải xem xét kỹ. Chẳng hạn như que thử của máy bảo quản được lâu không, việc mua lại que thử có dễ dàng không. Tránh các loại máy có que thử hiếm, điều này sẽ khiến bạn gặp khó khăn và mất khả thiều thời gian, công sức mỗi lần mua que thử.

8. Nhiệt độ bảo quản máy

Bạn nên chọn những loại máy có dải nhiệt độ bảo quản rộng, điều này giúp việc bảo quản đơn giản hơn, kéo dài tuổi thọ của máy và hạn chế sai lệch kết quả khi sử dụng.

9. Giá thành

Ngoài các tiêu chí về chất lượng và tính năng, bạn cần lựa chọn các loại máy đo phù hợp với tài chính của bản thân. Hiện nay các loại máy đo đường huyết dao động từ vài trăm đến vài triệu cho 1 thiết bị. Cũng có những loại máy cao cấp tích hợp đầy đủ công nghệ có giá lên đến hàng chục triệu. Tất nhiên bạn cũng không nên mua các loại máy quá rẻ so với thông thường để đảm bảo độ chính xác khi đo.

10. Thương hiệu

Một số thương hiệu sản xuất máy đo đường huyết với chất lượng cao và được tin dùng có thể kể đến như: Accu-Chek, Microlife, Omron, Beurer, One Touch,..

Máy Đo Đường Huyết Cầm Tay Giá Bao Nhiêu ?

Các loại máy đo đường huyết tại nhà được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có giá thành dao động trong khoảng từ 500.000đ đến 2.000.000đ/cái. Mặc dù trên thị trường vẫn còn khá nhiều loại máy đo có giá dưới 500.000đ nhưng để đảm bảo chất lượng cao và cho kết quả chính xác nhất, bạn không nên sử dụng các loại máy đo đường huyết giá rẻ này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *