Toàn Bộ Về Xe Lăn Cho Người Già Bạn Cần Biết

Trong dịch vụ chăm sóc người già, việc cung cấp các phương tiện di chuyển thuận tiện và an toàn là rất quan trọng. Xe Lăn là một trong những dụng cụ không thể thiếu, giúp người già dễ dàng di chuyển và tham gia vào các hoạt động hàng ngày một cách tự lập.

Nhân viên của 5go, với kiến thức và kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ người già và gia đình trong việc lựa chọn và sử dụng Xe Lăn phù hợp nhất. Họ sẽ tư vấn về loại xe lăn phù hợp với nhu cầu và điều kiện sức khỏe cụ thể của người sử dụng, đồng thời hướng dẫn về cách sử dụng và bảo dưỡng xe lăn một cách an toàn và hiệu quả.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Xe Lăn trong việc chăm sóc người già, cũng như cách sử dụng và lợi ích mà nó mang lại. Với sự hỗ trợ của Xe Lăn, người già có thể tiếp tục tham gia vào các hoạt động xã hội và duy trì sự độc lập và tự lập trong cuộc sống hàng ngày.

Xe lăn là các loại ghế có bánh xe hỗ trợ việc di chuyển cho người khó khăn trong việc đi lại, vận động. Xe lăn là sản phẩm thuộc nhóm thiết bị y tế chuyên dụng cho người già yếu, người đang bệnh, trong quá trình phục hồi hoặc người khuyết tật. Xe lăn có nhiều thiết kế, chức năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng. Với sự phát triển của xã hội ngày nay, những thiết bị y tế đặc biệt là xe lăn cũng đã có nhiều cải tiển phù hợp, tiện dụng hơn, cùng 5% tìm hiểu thêm về phương tiện di chuyển đặc biệt này.

Những người cần xe lăn

  • Người già, người cao tuổi thường gặp vấn đề về sức khỏe và cơ bắp yếu đuối, làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Việc sử dụng xe lăn giúp họ thuận tiện di chuyển trong cuộc sống hằng ngày. Giúp người lớn tuổi có thể thêm tự do trong cuộc sống hằng ngày mà không cần dựa vào con cái hay người chăm sóc
  • Người khuyết tật về chân, bàn chân, hoặc các vấn đề về xương khớp, với sự hạn chế vận động thân dưới, việc có xe lăn được coi là giải pháp thay thế cho việc sử dụng chân đôi. Vi Nhờ vào xe lăn có thể dễ dàng hòa nhập với với mọi người xung quanh giúp cải thiện chất lượng sống, tiếp cận giáo dục và giảm bớt sự tự ti vốn là vấn đề của người khuyết tật.
  • Người sau phẫu thuật hoặc chấn thương có thể không thể sử dụng chân đôi một thời gian. Xe lăn cung cấp một phương tiện an toàn và hiệu quả để di chuyển trong thời gian phục hồi. Ngoài ra cò giúp cải thiện và phục hồi về mặt tinh thần của bệnh nhân trong và sau quá trình điều trị nhờ vài cái hoạt động di chuyển bằng xe lăn.
  • Người bị bệnh tim mạch, hô hấp, tai biến mạch máu não hoặc bệnh về cơ, xương, khớp có thể gặp khó khăn trong việc đi lại, và việc sử dụng xe lăn có thể giúp họ tiết kiệm năng lượng và giảm nguy cơ tăng áp lực lên tim và phổi. Sau tai biến mạch máu não, một số người có thể trải qua giai đoạn phục hồi dài hạn và cần xe lăn để giúp họ tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra các bệnh như ALS (bệnh Amyotrophic lateral sclerosis), bệnh Parkinson, bệnh liệt, hoặc các bệnh yếu đuối cơ bắp khác có thể làm cho việc sử dụng xe lăn trở thành một phương tiện di chuyển quan trọng. Xe lăn giúp giảm cường độ hoạt động của cơ thể tránh những rủi ro ngoài ý muốn
  • Người béo phì có thể gặp khó khăn khi đi bộ trong thời gian dài. Xe lăn có thể giúp họ di chuyển mà không gây áp lực lớn lên cơ bắp và khớp xương mà vẫn có thể di chuyển thuận tiện.

Phân loại xe lăn

  • Xe lăn tay: Loại xe lăn dùng tay và thân trên để lăn và lái thực hiện việc di chuyển khi ở tư thế ngồi trên xe lăn. Xe lăn tay thường phù hợp với người sử dụng có phần thân trên và tay còn đủ khỏe. Xe lăn tay thường được thiết kế có thêm chức năng người khác phục vụ việc đẩy và lái thay cho người lăn. Xe lăn tay còn được hiểu là xe lăn tiêu chuẩn, loại xe lăn này tối giản nhất, thường được dùng phổ biến tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, dưỡng lão. Thiết kế đơn giản nhất chỉ phục vụ 2 mục đích là lăn tay di chuyển và gấp gọn khi không sử dụng.
  • Xe lăn có bô: Là xe lăn tay hoặc xe lăn điện có thêm thiết kế bô vệ sinh trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người ngồi xe lăn có thể đi vệ sinh ngay trên xe lăn mà không phải rời xe.
  • Xe lăn đẩy: Là loại xe lăn phải có người phía sau đẩy, không tối ưu cho người ngồi xe lăn tự di chuyển. Thường dành cho người ít hoặc không có khả năng vận động, cần tĩnh hoàn toàn để phục hồi sức khỏe. Nhất là những người mới chấn thương, đang trong giai đoạn phục hồi, hoặc người cao tuổi.
  • Xe lăn điện: Là loại xe lăn sử dụng điện từ pin ắc quy để điều khiển, lái hoặc trợ lực. Thường bộ điều khiển sẽ nằm ở phần tay. Giúp người điều khiển xe lăn không mất sức như các loại xe năng tay tiêu chuẩn. Xe lăn điện thường dành cho đối tượng cần rất hạn chế vận động, đặc biệt là trong thời gian dài. Người dùng có thể tự điều khiển xe bằng các nút bấm đơn giản, và không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài nhiều.
  • Xe lăn gấp gọn: Là các loại xe lăn có thể gấp lại gọn gàng nhất khi không sử dụng. Mục đích chính của xe lăn gấp gọn là có thể mang đi dễ dàng khi người dùng đi du lịch, đi khám chữa. Hoặc đơn giản là tiết kiệm diện tích sống khi không sử dụng.
  • Xe lăn động cơ: Thường dành cho các đối tượng người cao tuổi, hoặc người khuyết tật nhưng sức khỏe tốt. Ở nước ngoài, loại xe này thường dành cho người khuyết tật khi đi mua sắm trong siêu thị.
  • Xe lăn đa năng: Là loại xe lăn kết hợp nhiều tiện ích trong một ngoài việc di chuyển. Có thể gọi là xe lăn đa năng khi thực hiện hiện trên 3 chức năng tiêu chuẩn, bạn có thể tham khảo bảng chức năng của xe lăn ở phần bên dưới.

Chỉ định và chống chỉ định dùng xe lăn

Chỉ định

  • Liệt tứ chi.
  • Liệt hai chân.
  • Vết thương chưa lành.
  • Thời kỳ dưỡng sức.
  • Thời kỳ không chịu sức nặng.
  • Thời kỳ lão hóa mất sức không thể phục hồi.
  • Mất hai chân.

Chống chỉ định

  • Tư thế bị biến dạng (vẹo cột sống hay gù lưng).
  • Sự đè ép đĩa đệm và rễ thần kinh gây đau lưng và đau dây thần kinh tọa.
  • Khi vị thế ngồi bị chống chỉ định.
  • Loét ở vùng mông.

Thông số kích thước xe lăn

Những thông số kích thước cơ bản mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn xe lăn:

  • Kích thước dài, rộng, cao cơ bản của xe lăn
  • Chiều cao từ đất lên chỗ ngồi, chiều cao từ chỗ để chân đến đệm ngồi
  • Kích thước tựa lưng, độ rộng chỗ ngồi
  • Kích thước bánh trước và bánh sau

Chọn xe lăn theo kích thước cơ thể

Chiều ngang của phần chỗ ngồi

  • Chiều ngang quá chật: Người dùng sẽ cảm thấy khó chịu và mỏi nếu xe lăn quá chật, đặc biệt do thường ngồi lâu, nếu xe lăn không vừa vặn sẽ tạo áp lực cho xương chậu, quá trình hồi phục sẽ ảnh hưởng, có thể ảnh hưởng đến cột sống nếu ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
  • Chiều ngang quá rộng: Người ngồi sẽ cảm giác đang “bơi” trong chiếc xe lăn, không có điểm tựa. Tính an toàn từ đó cũng sẽ không được đảm bảo do các bộ phận cần cố định bị ảnh hưởng.
    Chính vì các yếu tố trên, phần ghế ngồi của xe lăn thường được thiết kế với độ rộng từ 16 inch ~ 20 inch, 40cm ~ 50cm.
  • Để chọn được xe lăn có độ rộng phù hợp bạn cần để người dùng ngồi thoải mái, sau đó, bạn đo khoảng cách giữa 2 bên đùi, cộng thêm khoảng 7 – 8 cm, đó chính là độ rộng ghế ngồi xe lăn để người dùng cảm thấy thoải mái

Chiều dài của phần chỗ ngồi xe lăn

  • Chiều dài của phần chỗ ngồi xe lăn (tính từ phần mép ghế ngồi phía trước vào phần lưng ghế ngồi xe lăn) ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế ngồi của người dùng, nếu quá chật khiến người dùng bị cứng lưng, mỏi lưng, nhưng nếu rộng quá cũng khiến người ngồi cảm thấy không thoải mái và đặc biệt dễ gây tai nạn khi trọng tâm người ngồi bị ngã ra sau quá nhiều.
  • Chọn phần ghế có độ dài bằng khoảng cách đo bên trên cộng thêm 10cm để tạo tư thế ngồi thoải mái nhất cho người dùng

Độ cao của ghế ngồi

  • Độ cao của ghế ngồi (tính từ bề mặt ghế ngồi xuống mặt đất), không thể để bàn chân của người ngồi xe lăn quệt trên mặt đất hoặc chơi vơi trong không trung, độ cao của ghế phải đảm bảo không quá cao và không quá thấp, đảm bảo được ngồi đúng tư thế và cân bằng trọng tâm của người dùng.
  • Để chọn độ cao của ghế ngồi xe lăn, bạn đo khoảng cách từ đầu gối người dùng, xuống bàn chân, độ cao của ghế ngồi cần phù hợp với khoảng cách này

Chiều cao lưng xe lăn

  • Chiều cao lưng xe lăn (phần tựa lưng trên xe lăn) được tính từ phần trên cùng của ghế xe lăn đến bề mặt ghế ngồi, chính vì thế, chiều cao lưng xe lăn cần đảm bảo sự thoải mái cho người ngồi
  • Để tạo sự thoải mái nhất cho người dùng xe lăn, phần chiều cao này phải hợp với khoảng cách từ xương chậu lên đến phần dưới ức của cơ thể người ngồi

Kích thước phần để chân và tay

  • Kích thước phần để chân, tay của xe lăn cần thoải mái
  • 2 thanh  tay trên ghế xe lăn cần đảm bảo người dùng xe lăn đặt tay thoải mái, không quá hẹp, không quá dài, để người dùng có thể dùng lực để đứng dậy hoặc làm một số động tác khác. Phần này chú ý nên có thêm đệm đặt tay để tránh gây mỏi và đau khi để lâu
  • Phần để chân của xe lăn bao gồm 2 thành phần cần chú ý: kích thước tạo sự thoải mái cho chân khi ngồi và có khả năng điều chỉnh độ cao để có những tư thế chân ngồi khác nhau khiến người dùng cảm thấy thoải mái.

Cách chọn xe lăn theo từng đối tượng

Mỗi chiếc xe lăn đều có ưu và nhược điểm riêng, một điểm chung là chúng đều phục vụ một đối tượng và mục đích cụ thể. Vì vậy, trước khi quyết định mua xe lăn, bạn nên xem xét tình trạng sức khỏe của người sử dụng, mục đích sử dụng và điều kiện để có thể lựa chọn được một chiếc xe lăn phù hợp nhất.

  • Xe lăn tay phù hợp với những người khuyết tật chân nhưng tay và thân trên còn khoẻ, người dùng có thể tự lái xe lăn, đồng thời vận động được cơ thể, giống như quá trình tập luyện cơ thể, và có khả năng phục hồi các chức năng
  • Người cao tuổi, những người bị liệt một phần cơ thể, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng tốt tay để điều chỉnh, thì bạn nên mua xe lăn điện, vì loại xe lăn này có thể điều khiển dễ dàng mà không mất sức, trong khi tạo cho người dùng sự độc lập trong cuộc sống, ít chịu sự chi phối hỗ trợ của người khác
  • Những người cao tuổi thường xuyên sử dụng xe lăn làm phương tiện đi lại, đến nơi làm việc. Người khỏe mạnh nhưng phải sử dụng xe lăn thì lựa chọn tối ưu sẽ là dòng xe lăn có tích hợp thêm động cơ. Nó sẽ giúp người dùng có thể di chuyển nhanh chóng, thuận tiện hơn mà ít tác động từ bên ngoài.
  • Những người bệnh sau chấn thương, cần phục hồi sức khỏe, không được vận động mạnh thì chỉ cần các dòng xe lăn dạng xe lăn tiêu chuẩn.
  • Những người “sống với xe lăn”, vẫn ra ngoài sinh hoạt, làm việc, thì những chiếc xe lăn sử dụng động cơ điện sẽ tốt hơn cho những đối tượng này. Chất lượng xe lăn cũng là điều cần quan tâm khi thời gian sử dụng lâu dài.
  • Người mắc bệnh tê liệt, tim mạch kèm tiểu đường dễ lở loét phần tì đè lâu, bí. Phần đệm tiếp xúc sẽ trở nên quan trọng trong trường hợp này. Da là tối ưu nhưng giá thành cao, những loại da giả tràn lan là lựa chọn tồi. Thay vào đó nếu không mua được loại da thật ta nên chọn chất liệu khác thoáng khí và thấm hút tốt.

Các hãng xe lăn

  • Harima: Xe lăn Hà ri ma là thương hiệu xe lăn của Việt Nam, tuy gia nhập thì trường không lâu nhưng Harima đã có chỗ đứng nhất định đối với người tiêu dùng.Harima có 3 dòng xe lăn chính là xe lăn tay, xe lăn điện và xe điện 4 bánh. Ngoài ra chị Hằng còn sản xuất các mẫu xe lăn thể thao khiêu vũ.
  • Eurocare vital: Tuy chỉ với một thiết kế xe lăn điện nhưng luôn nhận được đánh giá cao của người dùng. Mẫu xe Eurocare Vital với các đặc điểm thiết kế khung chắc chắn, tải trọng tối đa của xe lên tới 136kg, phần ghế có nệm mút và tựa đầu tạo sự thoải mái khi sử dụng, phía trước có 2 bánh xe phụ và phần pin được đặt dưới gầm xe giúp tạo sự thăng bằng hạn chế tai nạn không mong muốn. Phần ghế có thể tháo rời với phần đế sẽ tiện dụng. Mức giá của xe lăn điện Eurocare Vital được cho là có phần dễ tiếp cận hơn so với những dòng xe khác.
  • Kiến tường: Có mặt từ 1982 đến nay Kiến Tường là một trong trong những thương hiệu được nhiều người tin dùng, phổ biến với các dòng xe lăn tay, xe lắc tay,… Là thương hiệu nội địa nên Kiến Tường có sự thấu hiểu người tiêu dùng: thiết kế vừa vặn, giá cả dễ tiếp cận, độ bền và an toàn luôn được đảm bảo. Không những thành công tại thị trường Việt Nam, Kiến Tường còn kết hợp nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm dành cho nước ngoài.
  • Humed: Được biết đến là thương hiệu sản xuất thiết bị y tế nổi tiếng Hàn Quốc. Các sản phẩm nổi tiếng của Humed được biết tới như là: xe lăn, máy đo huyết áp, máy trợ thính,… Humed luôn áp dụng những công nghệ hiện tại cùng với dây chuyền sản xuất tiên tiến, khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt nhờ đó giúp tạo nên sự tin tưởng của khách hàng.
  • Lucass: Là một thương hiệu và đã sớm xuất hiện tại thị trường Việt Nam, người tiêu dùng đã quá quen thuộc với những sản phẩm đến từ Lucass. Với thiết kế đơn giản, trọng lượng xe nhẹ, dễ xếp gọn là những ưu điểm nổi bật khi nhắc đến Lucass.Chất liệu khung thép được mạ crom tăng độ bền của sản phẩm, không hoen gỉ và đặc biết là dễ vệ sinh phần khung xe. Bên cạnh đó giá cả luôn là thế mạnh cạnh tranh, với mức giá trùng bình từ 1 đến 3 triệu đồng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. 
  • Vermeiren: Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ di động, bao gồm xe lăn. Đây là một công ty có tiếng và đã có lịch sử lâu đời trong ngành công nghiệp này. Trụ sở chính được đặt tại Bỉ, Vermeiren sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Châu Âu. Việc đầu tư một sản phẩm chất lượng của Vermeiren sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho những người sử dụng xe lăn thường xuyên và đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm.
  • Akiko: Được biết đến với dòng xe lăn điện với mức giá dễ tiếp cận (10 triệu đồng) nhưng vẫn đảm bảo được độ tiện dụng và an toàn. Akiko ngày càng có nhiều nâng cấp chú trọng vào trải nghiệm của người dùng giúp tạo thêm sự thoải mái và dễ dàng sử dụng hơn. Ngoài ra đặc điểm dễ bảo dưỡng và sửa chữa cùng là những thế mạnh của Akiko
  • Kawamura: Phần nào cũng đã nói lên chất lượng của sản phẩm khi Kawamara là hãng sản xuất thiết bị y tế đến từ Nhật Bản.. Với nhiều chức năng được trang bị trên xe lăn: ngã lưng, xe có pô, bàn để chân có thể tùy chỉnh theo người sử dụng và khả năng gấp gọn giúp người dùng thoải mái trong quá trình sử dụng. Ngoài ra yếu tố an toàn cũng được Kawamura chú trọng trên mỗi sản phẩm, hệ thống phanh xe được cải tiến, nhiều dòng trang bị phanh ở phần chân người dùng giúp dễ dàng thao tác sử dụng. Cùng với những tính năng trên khiến cho giá xe lăn Kawamura nhỉnh hơn các hãng khác, mức giá trung bình trong khoảng 3.5 triệu.
  • Yuyue: Công ty sản xuất thiết bị y tế Yuyue đến từ Trung Quốc với thế mạnh cạnh tranh về sự đa dạng sản phẩm đặc biệt là những dòng xe lăn. Các sản phẩm có giá cả cạnh tranh bên cạnh việc cái tiến sản phẩm giúp Yuyue đang là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Hãng cũng có nhiều đại lý tại Việt Nam giúp khâu hậu mãi, chăm sóc khách hàng nhanh chóng và tiện lợi.Tuy nhiên, nhược điểm là khá cứng, vì hầu hết không có đệm lót, thiết kế khung không chắc chắn, đặc biệt là các dòng xe lăn tay, hoặc xe lăn đẩy. Chỗ để chân của xe lăn lại thường cố định, hai bên chân gắn liền vào nhau, do đó, không phù hợp với các đối tượng phục hồi chức năng chân.

Giá xe lăn

Giá xe lăn tại có thể biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại xe lăn, thương hiệu, tính năng, và chất liệu. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về giá xe lăn tại Việt Nam:

  • Xe lăn cơ bản: Thường có giá khá phải chăng, từ khoảng 2 triệu đến 5 triệu đồng hoặc thậm chí còn rẻ hơn. Đây là những mẫu xe lăn thường không có tính năng đặc biệt và được sản xuất để phục vụ nhu cầu di chuyển cơ bản của người sử dụng.
  • Xe lăn điện: Có giá từ khoảng 10 triệu đến 20 triệu đồng. Giá cụ thể phụ thuộc vào thương hiệu và tính năng của xe. Vơi xu thế sử dụng năng lượng điện và tăng thêm trải nghiệm dành cho người dùng, các hãng sản xuất hiện này cũng tập trung cải tiến về mặt thoải mái, an toàn ở xe lăn điện
  • Xe lăn điện cao cấp: Các mẫu xe lăn điện cao cấp với tính năng và thiết kế đặc biệt có thể có giá từ 20 triệu đến hàng trăm triệu đồng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thương hiệu, chất liệu, tùy chọn tùy chỉnh và tính năng. Những tính năng nổi bật thường có như massage, thiết kế thời trang hơn, tính năng an toàn, giảm sốc khi tham gia di chuyển. Ngoài ra có những công năng giúp người dùng dễ dàng với cuộc sống hằng ngày như tích hợp với xe ô tô bằng cơ chế nâng hạ, hệ thống treo, có thể giúp người dùng đứng dậy, hệ thống đệm hơi giúp thoải mái khi sử dụng.
  • Xe lăn tùy chỉnh theo yêu cầu: Nếu người dùng muốn tùy chỉnh xe lăn theo nhu cầu cá nhân, giá có thể cao hơn nữa. Việc này có thể bao gồm sự tùy chỉnh về thiết kế, kích thước, chất liệu và tính năng cụ thể. Giá có thể bắt đầu từ khoảng 20 triệu đồng và tăng lên tùy theo yêu cầu cụ thể. Thường thấy khi người dùng tham gia hoặc thi đấu thể thao.
  • Bảng giá xe lăn theo hãng
Lucass Harima Kiến Tường Akiko Kawamura Yuyue Eurocare Vital Humed Vermeiren
Xe lăn tay ~2-3tr ~1.5-3tr ~4tr ~5tr ~5-9tr ~1.5tr ~3.5tr ~5-9tr
Xe lăn điện ~9tr ~9.5tr ~17tr ~11tr ~20Tr ~20tr ~27tr ~15tr ~25tr

Lưu ý: Giá xe lăn cũng có thể thay đổi theo thời gian và thị trường. Hãy liên hệ với các đại lý, cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị hỗ trợ di động, hoặc trang web thương mại điện tử để biết thông tin cụ thể và tham khảo giá xe lăn tại thời điểm hiện tại.

Các tính năng xe lăn

  • Điều chỉnh kích thước
  • Điều chỉnh tư thế, ngã nằm
  • Có ghế bô: Ghế bô là một chức năng quan trọng, giúp giảm tỉ lệ trượt ngã khi phải xuống xe nhiều. Việc trượt ngã sẽ gây thương tổn vùng xương đùi, xương chậu người già gây những hệ luỵ khác khi giảm sức đề kháng.
  • Gấp gọn
  • Di chuyển địa hình phức tạp, chống lật khi lên dốc
  • Phanh tay người đẩy
  • Đệm da, tựa lưng: Đệm da là cần thiết vì thoải mái và không thấm nước, không gây bí và viêm nhiễm
  • Làm bàn ăn: Tháo lắp bàn ăn dễ dàng khi cần sử dụng hoặc vệ sinh
  • Massage
  • Tháo tay dễ dàng khi cần xuống xe …
  • Đệm ngồi bằng da, vì khi thay quần áo hoặc tắm…không bị ướt, và có thể dễ dàng lau khô

Chất liệu khung

Xe lăn được làm từ các chất liệu khác nhau, và sự lựa chọn về chất liệu phụ thuộc vào mục đích sử dụng, trọng lượng của người sử dụng, và ngân sách cá nhân. Dưới đây là một số chất liệu phổ biến được sử dụng để sản xuất xe lăn:

  • Nhôm: Là một chất liệu rất phổ biến cho các loại xe lăn cơ bản và có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền, không gỉ, và dễ làm sạch. Tuy nhiên, xe lăn nhôm có thể không đủ mạnh cho người sử dụng có trọng lượng lớn hoặc cần một sự ổn định cao hơn. Thích hợp với xe lăn thông dụng, xe lăn dành cho trẻ em và người cao tuổi.
  • Thép: Là một chất liệu mạnh mẽ và bền, thích hợp cho các loại xe lăn chịu tải nặng. Tuy nhiên, xe lăn thép thường nặng hơn so với nhôm và có thể khó di chuyển hơn. Thích hợp với việc dùng xe lăn có người chăm sóc ở bệnh viện do có độ bền cao mà cường độ sử dụng lớn, ít hư hỏng cũng như cần bảo trì.
  • Hợp kim: Là sự kết hợp giữa nhôm và các kim loại khác nhau để cung cấp sự kết hợp lý tưởng giữa độ nhẹ và độ bền. Chất liệu hợp kim thường được sử dụng cho các mẫu xe lăn trung bình và cao cấp, khiến cho sản phẩm có giá thành nhỉnh hơn so với các sản phẩm được làm từ các chất liệu phổ thông. Phù hợp với những người dùng xe lăn thể di chuyển đi lại hằng ngày thay cho đôi chân, ngoài ra những sản phẩm này cũng được đầu tư về thiết kế giúp người dùng tự tin và hòa nhập với những người xung quanh.
  • Nhựa: Có thể được làm chất liệu cấu tạo của một số phần của xe lăn, như ghế và bánh xe để làm cho xe nhẹ hơn và dễ làm sạch, phù hợp với trẻ em và người có thời gian sử dụng ngắn như trong quá trình điều trị hoặc phục hồi sau điều trị.
  • Sợi fiber thủy tinh hoặc carbon fiber: Với đặc điểm là rất nhẹ và cứng, thích hợp cho các mẫu xe lăn điện hoặc xe lăn thể thao do có thể chịu đựng ở mức cường độ sử dụng cao. Tuy nhiên, chú ý rằng chúng có giá thành cao hơn so với các loại chất liệu khác song song với việc sửa chữa khó khăn do có thể thiếu linh kiện thay thế tại Việt Nam.
  • Gỗ: Có thể được sử dụng cho các phần của xe lăn, đặc biệt là trong thiết kế xe lăn tùy chỉnh và thủ công. Gỗ thường được sử dụng cho các bệnh nhân có yêu cầu thẩm mỹ cao.

Sự lựa chọn về chất liệu cũng ảnh hưởng đến trọng lượng tổng thể của xe lăn, độ bền, sự thoải mái và tính thẩm mỹ. Người sử dụng cần tư vấn với chuyên gia y tế hoặc người bán xe lăn để tìm hiểu chất liệu nào phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện cá nhân của họ.

Những tình huống khó khăn khi sử dụng xe lăn

Với nhiều cải tiến của xe lăn hiện nay đã phần nào giúp người dùng có thể thoải mái trong việc sử dụng, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế, những khó khăn trong quá trình sử dụng là điều mà không thể tránh khỏi. Cùng 5% tìm hiểu và khắc phục những khó khăn thường thấy khi sử dụng xe lăn:

  • Chướng ngại vật trên đường đi: gờ giảm tốc, phần đường đi bộ dành cho người mù, dốc, ngưỡng cửa, hoặc vật cản trên đường có thể làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Giải pháp có thể bao gồm tìm một đường đi thay thế hoặc sử dụng xe lăn điện có tính năng vượt chướng ngại vật sẽ dễ dàng di chuyển hơn.
  • Các bề mặt dốc, gồ ghề: Đường sỏi đá, vỉa hè hoặc các bề mặt dốc khác có thể gây trở ngại cho xe lăn. Một giải pháp là sử dụng bánh xe lớn hoặc bánh xe có độ bám để dễ dàng vượt qua các bề mặt này. Hoặc đơn giản là nhờ sự  giúp từ những người xung quanh.
  • Khó khăn khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng: Hiện nay còn nhiều hạn chế đối với người sử dụng xe lăn khi dùng phương tiện công cộng, đặc biệt là xe buýt. Đa số xe buýt ở Việt Nam hiện nay không có bệ đỡ tự động dành cho xe lăn nên phần lớn người dùng phải nhờ vào sự giúp đỡ của người chăm sóc hoặc những người xung quanh.
  • Cầu thang bộ: Khi thiết kế xây dựng, người ta thường bố trí dốc thoải hoặc có thang máy, thang cuộn dạng dốc, dễ dàng bắt gặp ở sảnh chung cư, trung tâm thương mại và các công trình công cộng. Nhờ người chăm sóc hoặc người xung quanh giúp đỡ trong trường hợp phải lên thang bộ nếu bạn không thể tìm được những vị trí di chuyển thích hợp.
  • Không có tiện ích vệ sinh phù hợp: Việc tự mình vệ sinh cũng là điều cần lưu ý cho người dùng xe lăn, với nhiều cải tiến hiện nay dành cho các sản phẩm mới nhưng chủ động vệ sinh vẫn còn hạn chế. Bạn có thể tham khảo xe lăn có gắn bệ vệ sinh, nhờ vào người chăm sóc. Người dùng có thể tự mình làm quen với những thao tác vệ sinh hằng ngày nhưng sẽ mất nhiều thời gian, công sức.
  • Khó di chuyển trong không gian hẹp: Trong các không gian hẹp như thang máy nhỏ hoặc phòng chật hẹp, việc di chuyển bằng xe lăn có thể trở nên khó khăn. Cần hỏi xin sự giúp đỡ hoặc chọn lựa các con đường thay thế khi cần thiết.
  • Không có trạm sạc đối với xe lăn điện: Trong quá trình sử dụng sẽ gặp những lúc xe lăn có vấn đề hoặc hết pin trong quá trình sử dụng và ở Việt Nam hiện nay không có các trạm sạc điện công cộng dành cho xe lăn thì việc dự trữ năng lượng, sạc pin cũng cần được lưu tâm
  • Sự phân biệt và bất bình đẳng: Trong một số trường hợp, người sử dụng xe lăn có thể trải qua sự phân biệt và bất bình đẳng. Điều quan trọng là nắm rõ quyền của mình và tìm cách tham gia vào cuộc sống xã hội một cách bình đẳng. Chúng ta nên có thái độ tốt, sẵn sàng giúp đỡ khi thấy người dùng xe lăn gặp khó khăn, dễ thấy trong những lúc tham gia giao thông, sử dụng phương tiện công cộng.

 Hướng dẫn sử dụng xe lăn tiêu chuẩn

Lưu ý: Đây là hướng dẫn sử dụng xe lăn tiêu chuẩn, phù hợp với đại đa số các loại xe lăn nhưng không phù hợp cho tất cả.

Cách xếp xe lăn

  • Đẩy miếng nâng đỡ gót chân ra trước trên chỗ tựa chân.
  • Dựng tấm tựa chân lên cho thẳng góc với mặt sàn nhà.
  • Kéo tấm đệm ngồi lên cho đến khi xe lăn xếp lại gọn gàng.
  • Xếp gọn tấm đệm ngồi giữa hai thanh hai bên chỗ ngồi.

Cách mở xe lăn

  • Đẩy hai thanh hai bên chỗ ngồi xuống cho đến khi mặt ghế được căng hoàn toàn.
  • Nếu cố gắng mở xe bằng cách kéo hai thanh bên chỗ ngồi ra hai bên sẽ gây hư hại cho phần gắn tấm tựa tay (ở loại tháo rời ra được).

Cách đẩy xe lăn:

  • Cầm hai tay nắm và ấn chân vào cần nâng để hai bánh xe nhỏ rời khỏi mặt sàn.
  • Tiếp tục cầm hai tay nắm và lăn xe trên hai bánh xe lớn.

Cách đẩy xe lên xuống lề đường:

Đẩy lên:

  • Xe lăn hướng mặt về phía lề đường.
  •  Cầm hai tay nắm, ấn chân lên cần nâng xe để xe nghiêng ra sau trên hai bánh xe lớn.
  •  Đặt hai bánh xe nhỏ lên bậc thềm.
  • Cầm tay nắm, nâng và lăn xe về phía trước lên lề đường.

Đẩy xuống:

  • Đặt mặt xe hướng về phía lề đường.
  • Cầm hai tay nắm và ấn chân lên cần nâng xe để cho xe nghiêng ra sau trên hai bánh xe lớn.
  • Lăn chậm xe xuống khỏi lề đường.
  • Hạ hai bánh xe nhỏ xuống lòng đường.

Cách lên xuống đường dốc

  • Với 1 độ dốc trung bình = độ cao/chiều dài = 1/12 thì không có cách di chuyển đặc biệt.

Mua xe lăn

Mua xe lăn thì dễ, mua đúng xe lăn đang cần lại là chuyện khác. Chính vì việc có quá nhiều trường hợp sử dụng như cầu xe lăn khác nhau nên sẽ có rất nhiều mẫu xe lăn phù hợp từng nhu cầu. Việc mua xe lăn không phù hợp sẽ dẫn đến những bất cập như sau:

  • Nhiều chức năng không cần thiết khiến giá thành đội lên cao và khó sử dụng
  • Thiếu chức năng phù hợp nên việc sử dụng xe không được hoặc không mang lại hiệu suất tốt
  • Thiết kế không phù hợp khiến người sử dụng khó sử dụng hoặc dễ làm tăng tình trạng bệnh lý
  • Không phù hợp nhu cầu sử dụng khiến xe lăn trở thành gánh nặng do mất thêm chi phí và thời gian

Mọi người đều nghĩ chúng tôi đang phức tạp hóa một vấn đề cho đến khi người ngồi xe lăn là chính họ. Qua nhiều năm nghiên cứu, các vấn đề về tâm lý chính là yếu tố quyết định hạnh phúc của cả gia đình nếu có một người trong nhà phải ngồi xe lăn. Trong đó, nguyên nhân gây tâm lý phổ biến nhất chính là việc di chuyển và vệ sinh. Người sử dụng xe lăn không ám ảnh việc di chuyển nhưng thường ám ảnh việc di chuyển phụ thuộc. Nghĩa là họ sợ cảm giác làm phiền người khác và gia đình trong việc di chuyển. Lúc khó có con nghe rất cảm tình nhưng thực tế nó là phiền muộn. Việc mua một chiếc xe lăn có thể giúp người ngồi tự có thể xử lý mọi việc tối ưu nhất chính là mục tiêu tối đa của người dùng và gia đình. Nên 5% hi vọng mọi người thay đổi quan điểm khi bắt đầu lựa chọn xe lăn, đánh giá sự quan trọng của nó ở mức cao hơn bình thường.

Có nên mua xe lăn cũ

Xe lăn cũ là những chiếc xe lăn đã qua sử dụng và còn còn sử dụng được. Xe lăn cũ là phương án hay khi cần tiết kiệm chi phí, hoặc ước chừng được thời gian sử dụng xe lăn sẽ ngắn như người không sử dụng thường xuyên, người mới phẫu thuật chờ phục hồi hoặc đang hạn chế tự di chuyển

Chọn xe lăn theo xuất xứ:

  • Xe lăn nhập
  • Xe lăn Việt Nam
  • Xe lăn cũ

Những lưu ý khi mua mua xe lăn cũ

Việc mua xe lăn cũ sẽ dễ dàng nếu bạn thực hiện theo check list sau của 5%

  • Khung xe có móp, méo, gãy
  • Phanh còn hoạt động tốt
  • Bánh xe
  • Xe lăn cũ chỉ đáng mua khi giá thành bằng 70% so với xe mới nếu ngoại hình và chức năng đạt trên 90%

Dịch vụ cho thuê xe lăn

Với những người có nhu cầu sử dụng xe lăn trong thời gian ngắn hoặc trải nghiệm thử các dòng sản phẩm thì dịch vụ thuê xe lăn chắc chắn là lựa chọn phù hợp. Với nhiều lợi ích đến từ chi phí, không cần phải bảo trì, bảo dưỡng xe,… người dùng sẽ có quyết định phù hợp hơn cho bản thân.

Hiện nay các dịch vụ cho thuê thường sẽ có các chi phí:

  • Tiền cọc xe: Từ 1.5 triệu đến 2 triệu đồng
  • Tiền thuê xe: Từ 50.000 đồng/1 ngày đối với các dòng xe cơ bản
  • Một số bên cung cấp dịch vụ sẽ yêu cầu bạn thuê với số ngày tối thiểu, thường là 2-3 ngày
  • Tiền vận chuyển: Đối với các dòng xe điện có giá trị cao cồng kềnh thì phụ phí dành cho vận chuyển sẽ có thể có từ 50.000 đồng – 200.000 đồng

Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ thuê xe lăn

  • Kiểm tra xe lăn: bạn phải kiểm tra xe trước khi nhận sử dụng, các phần đệm ngồi, phanh xe, vỏ lốp bánh xe cũng cần được kiểm tra kĩ. Nếu có hư hỏng hãy báo ngay cho nhân viên phụ trách để tránh rắc rối trong quá trình sử dụng.
  • Trao đổi kĩ với nhân viên tư vấn về các vấn đề: cách thức trả xe sau khi không sử dụng, xử lý khi xe có hư hỏng trong quá trình sử dụng, đối với những dòng xe lăn điện, có nhiều chức năng bạn cũng không nên bỏ qua hướng dẫn sử dụng.
  • Cách thức thanh toán: bạn thường có thể thanh toán bằng tiền mặt, do đa phần những bên cung cấp dịch vụ sẽ yêu cầu tiền cọc nên hóa đơn, biên bản thu tiền bạn cần phải giữ để lấy lại sau khi kết thúc sử dụng.
  • Trong trường hợp bạn thuê xe lăn để trải nghiệm rồi mới quyết định mua hàng thì có thể hỏi về các ưu đãi, thường sẽ có giảm giá cho sản phẩm trong trường hợp này.

Những địa điểm cung cấp dịch vụ thuê xe lăn uy tín

  • Công Ty TNHH MTV TM DV HARIMA
    Địa chỉ: 26/1B Đường 40, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
    Điện thoại: 028 3898 1943
    Website: harima.com.vn

 

  • Công Ty NVN
    Địa chỉ: 30 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Tân Bình, TP.HCM
    Điện thoại: 096 824 4817

 

  • Công Ty Thiết bị y tế Hảo Anh
    Địa chỉ: 121 C10 tập thể Kim Liên, mặt đường Phương Mai, Hà Nội
    Điện thoại: 091 302 5803 – 091 4102 381
    Website: ytehaoanh.vn

 

  • Công Ty Thiết Bị Y Tế 103
    Địa chỉ:  Số 1 Phố Xa La, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
    Điện thoại: 091 535 78 79 – 086 99 55 123

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *