Cách Chọn Xe Đẩy Phù Hợp Với Cụ Nhà Bạn

Trong dịch vụ chăm sóc người già, việc cung cấp các phương tiện di chuyển thuận tiện và an toàn là rất quan trọng. Xe Đẩy là một trong những phương tiện hữu ích, giúp người già di chuyển dễ dàng và thoải mái, đặc biệt khi cần hỗ trợ trong việc vận chuyển đồ đạc hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.

Nhân viên của 5go, với kiến thức và kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ người già và gia đình trong việc lựa chọn và sử dụng Xe Đẩy phù hợp nhất. Họ sẽ tư vấn về loại xe đẩy phù hợp với nhu cầu và điều kiện sức khỏe cụ thể của người sử dụng, đồng thời hướng dẫn về cách sử dụng và bảo dưỡng xe đẩy một cách an toàn và hiệu quả.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Xe Đẩy trong việc chăm sóc người già, cũng như cách sử dụng và lợi ích mà nó mang lại. Với sự hỗ trợ của Xe Đẩy, người già có thể di chuyển dễ dàng và tiện lợi trong mọi hoàn cảnh, từ nhà đến các hoạt động ngoại khóa và thăm bác sĩ.

Nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa xe đẩy cho người già và xe lăn. Thực tế chúng rất khác nhau về nhu cầu người sử dụng. Chức năng của chiếc xe đẩy là giữ sức cho người ngồi. Bạn hãy liên tưởng đến chiếc xe đẩy phổ biến hơn là chiếc xe đẩy của em bé. Thực tế dù em bé đã đi chạy được nhưng vẫn dùng xe đẩy khi ra ngoài, nhất là khi đi du lịch, mục đích là giữ sức, an toàn và che nắng cho trẻ. Điểm khác nhau cơ bản giữ xe đẩy và xe lăn cũng là tình trạng người sử dụng. Xe đẩy phù hợp với người sử dụng còn khoẻ, chỉ bị yếu còn xe lăn phục vụ cho người mất chức năng nhất định. Điểm khác nhau cơ bản nhất trong thiết kế có lẽ là bánh xe của xe đẩy sẽ không có vành lăn như xe lăn.

Xe đẩy giành cho người già du lịch hoặc đi khám chữa xa

Du lịch

Dẫn người già đi du lịch là cái gì đó rất nhân văn. Thực tế người già rất muốn đi du lịch cùng con cái sau bao nhiêu năm vất vả thanh xuân. Nhưng việc du lịch đối với người già rất dễ trở nên chuyển đi chơi thành đi hành xác. Đơn giản là sức của họ không theo kịp người trẻ tuổi. Vậy nên, để có thể có một chuyến đi du lịch vui vẻ với bố mẹ già, những người con cần thực sự tinh tế và biết trung hoà cảm xúc cho cả gia đình, thậm chí là hi sinh niềm vui bản thân. Nếu không có khả năng này, thà để người già ở nhà nghỉ ngơi còn hơn. Ngay cả việc để người già dùng xe đẩy cũng là một sự tinh tế nhất định. Đối với các cụ sự phụ thuộc là niềm mặc cảm. Cần giải thích thoả đáng cho các cụ, xe này để đẩy đồ theo mình đỡ phải khiêng vác, mẹ ba có mệt thì ngồi lên đẩy luôn trong trường hợp các cụ lưỡng lự hợp tác. Việc đi du lịch giữ được sức sẽ giúp cho các cụ thích thú, yêu đời hơn.

Khám chữa bệnh xa

Các trường hợp dùng xe đẩy người già đi khám bệnh thường là các gia đình ở tỉnh vào thành phố khám chữa cho các cụ. Với tình trạng quá tải các tuyến bệnh viên lớn, trung ương tại các thành phố. Việc đến sớm, chờ đợi, di chuyển liên tục là điều không thể tránh khỏi. Một chiếc xe đẩy sẽ giúp người già yếu thoải mái hơn rất nhiều trong khi di chuyển đến bệnh viên, trong bệnh viện và ngồi chờ khám, chờ kết quả.

Xe đẩy phải có

Các chức năng cơ bản nhất mà một chiếc xe đẩy cần phải có:

  • Xếp gọn và nhẹ: Xe đẩy sẽ được mang lên mang xuống máy bay, xe khách khi di đổi phương tiện. Khi về nhà cũng sẽ được gấp gọn và cất đi. Nên một chiếc xe đẩy không gọn nhẹ (1 người khoẻ có thể xách đi dễ dàng) sẽ là một chiếc xe đẩy không tốt.
  • Xe đẩy nên có vòm che: Việc di chuyển bằng xe đẩy phần lớn thời gian sẽ là ban ngày khi đi du lịch hoặc khám chữa. Việc có vòm che nắng, mưa sẽ giúp các cụ có thể mát mẻ khi đang dùng xe trở nên cần thiết.
  • Xe đẩy nên tối ưu phần diện tích trống để bỏ, treo đồ: Việc cầm tay những đồ đạc hay dùng lỉnh kỉnh sẽ vướng víu khi xử lý tình huống và gây mất tập trung cho người đẩy xe.

Xe đẩy cần có

Các tính năng mà một chiếc xe đẩy tốt phải có:

  • Di chuyển tốt trên đường gồ ghề: Một chiếc xe đẩy có thiết kế giảm xóc sẽ giúp người ngồi vẫn thoải mái khi đi trên đường gồ ghề mà không phải tê tay chân, xóc đau cơ thể.
  • Dễ lái: Một chiếc xe đẩy tốt phải được thiết kế dễ lái, vào cua êm, không rít bánh lái.
  • Trợ lực điện: Một chiếc xe đẩy trong điều kiện bình thường không cần trợ lực điện, chỉ khi phải lên dốc nhiều thì mới cần trợ lực điện bằng pin ắc quy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *