Cách Sử Dụng Vớ Giãn Tỉnh Mạch

Trong việc chăm sóc người già, việc duy trì sức khỏe tĩnh mạch là rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về động mạch và tĩnh mạch. Vớ Giãn Tĩnh Mạch là một sản phẩm không thể thiếu, giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm nguy cơ các vấn đề về tĩnh mạch như suy tĩnh mạch, đặc biệt là ở những người già hoặc những người phải nằm lâu.

Nhân viên của 5go, với kiến thức và kinh nghiệm, sẽ hỗ trợ người già và gia đình trong việc lựa chọn và sử dụng Vớ Giãn Tĩnh Mạch một cách chính xác và hiệu quả. Họ sẽ tư vấn về loại vớ phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe cụ thể của người sử dụng, đồng thời hướng dẫn về cách sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của Vớ Giãn Tĩnh Mạch, cách sử dụng và những lợi ích mà sản phẩm mang lại trong việc chăm sóc sức khỏe của người già. Với sự hỗ trợ của Vớ Giãn Tĩnh Mạch, người già có thể giảm thiểu nguy cơ các vấn đề về tĩnh mạch và duy trì sức khỏe tốt hơn.

Vớ giãn tĩnh mạch là giải pháp giúp điều trị và phòng ngừa bệnh suy giản tĩnh mạch vô cùng hiệu quả được các chuyên gia cũng như các y bác sĩ khuyên dùng. Tuy nhiên trước khi mua và sử dụng vớ giãn tĩnh mạch, bạn cần phải có kiến thức cũng như nắm rõ các lưu ý quan trọng khi sử dụng chúng để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Vớ Giãn Tĩnh Mạch Là Gì ?

Vớ giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa là một loại vớ được sử dụng để tạo ra áp lực ở chân, đây cũng là điểm phân biệt với các loại vớ thông thường. Áp lực mà vớ giãn tĩnh mạch đặt lên chân sẽ giảm dần từ cổ chân (100%) đến đùi (40%) và phải đảm bảo được độ dốc áp lực chuẩn thì mới mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị.

Công Dụng Của Vớ Giãn Tĩnh Mạch

Công dụng chính của vớ giãn tĩnh mạch là điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân, áp lực của vớ giãn tĩnh mạch giúp đẩy máu ở chân lưu thông về tim hiệu quả hơn. Nhờ đó hạn chế các triệu chứng khó chịu khi bị suy giãn tĩnh mạch như đau nhức chân, sưng phù mắt cá chân, chuột rút về đêm, tĩnh mạch nổi dưới da hoặc tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo và cuộn thành cục dưới da.

Những Ai Nên Mang Vớ Giãn Tĩnh Mạch

Những trường hợp dưới đây nên mang vớ giãn tĩnh mạch:

  • Người đang mắc hoặc có nguy cơ mắc các bệnh về tuần hoàn máu như giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, đái tháo đường.
  • Người phải nằm lâu ngày, không thể ra khỏi giường hoặc khó cử động chân.
  • Người có công việc phải ngồi hoặc đứng cả ngày như phi công, tài xế.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người vừa mới phẫu thuật và không thể đi lại.

Phân Loại Với Giãn Tĩnh Mạch

Vớ giãn tĩnh mạch được phân làm 2 loại chính dựa vào chức năng và mức độ áp lực của chúng:

1. Vớ điều trị giãn tĩnh mạch: Các loại vớ điều trị được sử dụng cho những ai đang mắc phải bệnh suy giãn tĩnh mạch, chúng cũng được phân làm 3 cấp độ áp lực khác nhau dựa vào tình trạng của bệnh nhân:

  • CCL1: Điều trị suy giãn tĩnh mạch nhẹ và trung bình (các triệu chứng thường gặp là đau nhức và sưng phù mắt các chân, nặng chân về chiều hoặc vọp bẻ khi ngủ).
  • CCL2: Điều trị suy giãn tĩnh mạch nặng (các triệu chứng như tĩnh mạch nổi dưới da, tĩnh mạch mạng nhện, chân dễ bầm khi va chạm nhẹ, phù chân sớm và nặng hơn).
  • CCL3: Điều trị suy giãn tĩnh mạch rất nặng. (sạm da từ bàn chân trở lên, chàm hóa da, tĩnh mạch dãn nặng và cuộn dày dưới da hoặc phù chân và khi ấn không lõm xuống).

2. Vớ phòng ngừa giãn tĩnh mạch: Loại này sẽ không được gán ký hiệu CCL vì áp lực chúng tạo ra không cao bằng các loại vớ điều trị. Thông thường vớ phòng ngừa giãn tĩnh mạch được sử dụng cho những ai có nguy cơ mắc bệnh cao như những người thường xuyên làm việc trong môi trường ít vận động, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

Những Lưu Ý Khi Chọn Mua Vớ Giãn Tĩnh Mạch

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua vớ y khoa

Khi gặp các triệu chứng sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán cũng như đưa ra mức độ áp lực phù hợp khi mua vớ giãn tĩnh mạch.

Chọn vớ theo số đo cơ thể

Khi chọn mua vớ giãn tĩnh mạch, bạn cần cung cấp số đo như vòng chân hoặc vòng đùi cho nhân viên để được hỗ trợ chọn size vớ phù hợp. Việc mang vớ không đúng size sẽ khiến hiệu quả điều trị bị giảm, tệ hơn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Chú ý đến chất liệu của vớ

Vì tiếp xúc trực tiếp với da nên khi chọn vớ bạn cũng cần phải ưu tiên đến chất liệu của nó. Hãy lựa chọn những loại vớ có độ mềm mại cao cũng như thấm hút và thoáng khí tốt, điều này sẽ giúp người dùng có được sự thoải mái và không bị hăm bí chân khi mang vớ.

Chọn vớ theo kiểu dáng

Nếu như bạn bị suy giãn tĩnh mạch ở gần bàn chân hoặc mắt cá chân, nên chọn vớ điều trị có kiểu dáng bít gối. Trong khi đó, nếu tình trạng giãn tĩnh mạch kéo dài qua khỏi gối, bạn nên chọn vớ đùi. Ngoài ra, các loại vớ hiện nay cũng có thiết kế hở ngón hoặc bít ngón, bạn có thể lựa chọn tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng.

Chọn vớ theo giá cả

Tùy vào tình hình tài chính của bản thân mà bạn có thể lựa chọn các loại vớ theo từng phân khúc khác nhau. Tuy nhiên vẫn nên ưu tiên những loại có giá thành cao 1 chút để đảm bảo chất lượng tốt và mang lại hiệu quả cao nhất. Vớ giãn tĩnh mạch chất lượng cao sẽ giúp tạo áp lực lên tĩnh mạch đều hơn, trong trường hợp bạn sử dụng các loại vớ giá rẻ, áp lực của vớ không đều, hoặc áp lực ở phần đùi cao hơn phần cổ chân sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng máu nặng hơn.

Cách Sử Dụng Vớ Giãn Tĩnh Mạch

Cho dù bạn lựa chọn các loại vớ giãn tĩnh mạch cao cấp nhưng sử dụng sai cách cũng sẽ không mang lại hiệu quả trong điều trị. Dưới đây là 2 cách mang vớ giãn tĩnh mạch chính xác nhất:

Cách 1:

  • Xỏ chân vào trong vớ và dùng 2 tay nắm 2 bên miệng vớ kéo lên
  • Tiếp tục nắm vào 2 bên miệng vớ để kéo vớ lên cao nhất có thể.
  • Kéo vớ đến khi nào phần gót chân đặt chính xác vào gót vớ.
  • Nếu vớ bị gấp, bạn nên kéo vớ xuống qua khỏi nếp gấp và tiến hành kéo lên lại.
  • Kiểm tra lại 1 lần cuối xem vớ còn nếp gấp nào không.

Cách 2:

  • Lộn trái vớ đến vị trí gót vớ.
  • Đặt chân ngay ngắn vào sao cho gót chân nằm chính xác vị trí gót vớ.
  • Dùng 2 tay nắm vào 2 bên miệng vớ và lộn vớ ra lại thật đều tay.
  • Kiể tra lại xem vớ có bị gấp không, nếu có hãy lộn vớ xuống và tiếp tục thực hiện thao tác lộn vớ lên đến khi không còn nếp gấp.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Vớ Giãn Tĩnh Mạch

Không sử dụng vớ giãn tĩnh mạch khi ngủ

Bạn có thể sử dụng với giãn tĩnh mạch cả ngày, lúc đi lại hoặc trong khi làm việc, tuy nhiên không nên sử dụng vớ giãn tĩnh mạch khi đi ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi. Vớ giãn tĩnh mạch không có tác dụng khi bạn nằm, áp lực khi nằm cũng lớn hơn bình thường nên sẽ có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Nên mang vớ giãn tĩnh mạch khi tập thể dục không ?

Trong khi tập thể dục, nếu cảm thấy bắp chân bị đau, bạn có thể mang vớ để tập. Tuy nhiên nếu như không cảm thấy đau thì bạn có thể tập thể dục bình thường mà không cần phải mang vớ đâu nhé.

Kết hợp vận động tại chỗ với vớ giãn tĩnh mạch

Việc vận động tại chỗ khi mang vớ giãn tĩnh mạch sẽ giúp tăng hiệu quả của việc bơm máu, giảm ứ đọng máu ở chân. Các bài tập vận động tại chỗ cũng vô cùng đơn giản và bạn hoàn toàn có thể thực hiện kể cả khi đang ngồi làm việc. Bạn có thể chọn 1 trong 4 bài tập dưới đây:

  • Xoay tròn mũi bàn chân hết cỡ từ trái sang phải và ngược lại, lưu ý gót chân phải luôn chạm đất.
  • Tập nhón gót bằng cách đứng cùng lúc cả 2 chân bằng các đầu ngón chân. Nhón hết cỡ cho đến khi không thể nhón được nữa, giữ vài giây sau đó từ từ hạ xuống.
  • Nhấc mũi bàn chân lên xuống trong khi giữ gót chân chạm đất, khi nhấc mũi bàn chân lên cố gắng nhấc hết cỡ sau đó hạ xuống và lặp lại nhiều lần.
  • Đá chân xen kẽ trước sau, kết hợp nhón gót lúc co chân ra sau và nhấc mũi bàn chân lên lúc đá chân ra trước.

Nên mang vớ giãn tĩnh mạch đều đặn

Bạn cần mang vớ thường xuyên hoặc theo đúng chỉ định của chuyên gia và bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bạn quên mang vớ, chân bạn có thể bị sưng và đau nhức trở lại.

Cần chuẩn bị vớ giãn tĩnh mạch dự phòng

Bạn nên mua ít nhất 2 đôi vớ giãn tĩnh mạch, nếu chẳng may trong quá trình sử dụng mà vớ bị rách bạn cũng có thể thay thế ngay lập tức. Điều này sẽ giúp quá trình điều trị suy giãn tĩnh mạch của bạn không bị gián đoạn.

Kiểm tra tình trạng tĩnh mạch chân mỗi ngày

Khi mang vớ giãn tĩnh mạch, bạn cần kiểm tra và quan sát tình trạng của tĩnh mạch và chân mỗi ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như da bị kích ứng, chân bị lạnh, nổi mẩn ngứa, bầm tím hay bị tê cần phải liên hệ ngay với bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. Không nên để các trường hợp này kéo dài để giảm những biến chứng khiến bệnh càng nặng thêm.

Nên vệ sinh và giặt vớ thường xuyên

Bạn có thể giặt vớ với nước ấm và xà phòng, tuy nhiên tránh các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để giữ độ bền của vớ nhé. Sau khi giặt, bạn nên phơi vớ ở trong bóng râm, không nên để vớ dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Vớ Giãn Tĩnh Mạch Giá Bao Nhiêu ?

Vớ giãn tĩnh mạch trên thị trường hiện nay có giá thành dao động từ 300.000đ đến 500.000đ/đôi đối với các loại vớ giá rẻ và phục vụ điều trị suy giãn tĩnh mạch mức độ nhẹ. Đối với các tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng, bạn nên sử dụng các loại vớ giãn tĩnh mạch phân khúc cao hơn, giá thành của chúng trong khoảng từ 600.000đ đến 2.000.000đ/đôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *