Việt Nam Sẽ Đón Combo Già Hoá Dân Số Và Chênh Lệch Chi Tiêu 15 Năm Tới
Theo các dự báo dân số, dân số Việt Nam sẽ chính thức bước vào giai đoạn già hóa vào khoảng năm 2030 và tiến sâu vào giai đoạn dân số già vào khoảng năm 2040-2045. Cụ thể hơn, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên dự kiến sẽ đạt khoảng 10% tổng dân số vào năm 2030. Đây là ngưỡng mà nhiều tổ chức quốc tế coi là giai đoạn già hóa dân số.
Và đứng trước thách thức đổi mới bắt đầu từ năm 2024, khi giới trẻ ngày càng khó khăn trong công việc và giá tài sản trở nên cao hơn so với thu nhập bình quân người Việt. Chúng ta sẽ đón combo tuyệt vọng trong công cuộc phấn đấu kinh tế của giới trẻ và chi phí xã hội cho người già.
Hãy cùng dự đoán những điều sẽ xảy ra với Việt Nam bằng sự do sánh với Nhật Bản hiện nay. Quốc gia được xem là đang đối diện với combo trên hiện tại.
Người Già Nhật Bản Hiện Tại Sống Thế Nào
Người già ở Nhật Bản đang đối mặt với nhiều khó khăn đáng báo động, từ sự cô đơn đến khó khăn tài chính và xã hội vô cảm. Những thách thức này cũng là cảnh báo cho Việt Nam khi đối diện với tình trạng tương tự trong tương lai.
Sự cô đơn và không ai quan tâm
Người già ở Nhật Bản thường sống cô đơn, thiếu sự quan tâm từ gia đình và xã hội. Nhiều người già sống một mình trong các căn hộ nhỏ, không có người thân bên cạnh để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn hay hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này dẫn đến các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu và cảm giác bị bỏ rơi. Tuy nhiên đó là khó khăn của chỉ riêng họ, những người con hầu như sẽ không về thăm cho đến khi họ qua đời.
Khó khăn tài chính
Nhiều người già ở Nhật Bản phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng. Dù có hệ thống bảo trợ xã hội, nhưng chi phí sinh hoạt cao và tiền hưu trí không đủ để trang trải. Không ít người già phải tiếp tục làm việc ở độ tuổi rất cao để kiếm sống, và điều ngày ngày một phổ biến. Thậm chí, có những người phải chật vật kiếm sống cho đến khi qua đời, làm việc trong các công việc lao động chân tay hoặc bán thời gian với thu nhập thấp.
Độ tuổi lao động cao
Độ tuổi lao động ở Nhật Bản ngày càng cao do thiếu hụt lực lượng lao động trẻ. Người già phải làm việc dài hơn để hỗ trợ bản thân và gia đình, dẫn đến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng và chất lượng cuộc sống giảm sút. Công việc vất vả và áp lực lớn từ cuộc sống khiến người già không thể tận hưởng tuổi già một cách trọn vẹn.
Xã hội vô cảm
Xã hội Nhật Bản đang trở nên vô cảm đối với người già. Sự bận rộn và áp lực công việc khiến nhiều người trẻ không có thời gian và tinh thần để chăm sóc cha mẹ già. Mối quan hệ gia đình lỏng lẻo và sự thiếu quan tâm từ cộng đồng làm cho người già cảm thấy bị lãng quên. Các chính phủ thực tế luôn tỏ ra cố gắng cho việc truyền bá sự quan tâm đến chính sách xã hội nhưng thực tế họ luôn xếp mối quan tâm này sau các mối quan tâm có lợi cho sự phát triển kinh tế hơn.
Việt Nam sẽ đối mặt với gì?
Việt Nam cũng đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của dân số già, và các vấn đề mà Nhật Bản đang trải qua có thể là dự báo cho tương lai của Việt Nam. Hệ thống y tế ở Việt Nam hiện nay luôn quá tải, không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người già. Nếu không có biện pháp kịp thời, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là hơn cả Nhật Bản như:
- Áp lực lên hệ thống y tế: Sự quá tải của các bệnh viện và cơ sở y tế sẽ khiến người già không nhận được sự chăm sóc cần thiết, làm tình trạng sức khỏe của họ trở nên tồi tệ hơn.
- Gia đình căng thẳng: Áp lực chăm sóc người già sẽ đặt lên vai các gia đình, dẫn đến căng thẳng và mâu thuẫn nội bộ.
- Xã hội thiếu liên kết: Sự vô cảm và thiếu quan tâm của xã hội đối với người già sẽ làm giảm sự gắn kết cộng đồng, tạo ra một xã hội thiếu tình người.
- Mất lòng tin đối với chính phủ: Người Việt luôn đề cao con người với con người, và tình đùm bọc xã hội vì vậy khi chính phủ không giải quyết được các vấn đề xã hội như phúc lợi, y tế, chênh lệch giàu nghèo khả năng sẽ làm mất lòng tin của giới trẻ thế hệ mới, mịt mù tương lại sẽ khiến một thế hệ mất động lực sống và trượt dài.
Để tránh những hệ lụy này, Việt Nam cần có những biện pháp kịp thời như cải thiện hệ thống y tế, xây dựng các chính sách hỗ trợ người già, và thúc đẩy sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và cộng đồng. Việc học hỏi từ những bài học của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam có những bước đi đúng đắn để bảo vệ và chăm sóc tốt hơn cho thế hệ người già trong tương lai.