Đối với những người cao tuổi hoặc những người bị hạn chế về thính giác, sự ra đời của máy trợ thính là giải pháp giúp ích rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày của họ. Máy trợ thính có công dụng khuếch đại âm thanh và hỗ trợ cho những người bị mất thính lực từ nhẹ đến nặng có thể nghe lại được.
Máy Trợ Thính Là Gì ?
Máy trợ thính còn có tên gọi khác là tai nghe trợ thính, đây là thiết bị y khoa chuyên dụng giúp thu âm và khuếch đại âm thanh giúp những người bị khiếm thính, hạn chế về thính giác, đặc biệt là những người lớn tuổi có thể nghe và giao tiếp như bình thường. Điều quan trọng cần lưu ý, máy trợ thính chỉ là một thiết bị hỗ trợ giúp tai nghe rõ hơn chứ không thể hoàn toàn khôi phục thính giác và không phải ai cũng có thể sử dụng máy trợ thính được.
Máy trợ thính có cấu tạo từ 3 phần chính là:
Micro: Thu âm thanh từ bên ngoài và chuyển thành tín hiệu điện đến bộ khuếch đại.
Bộ khuếch đại: Xử lý âm thanh được thu âm từ micro và điều chỉnh âm thanh phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng.
Loa: Phát âm thanh đã được khuếch đại và xử lý đến tai người dùng.
Những Ai Cần Sử Dụng Máy Trợ Thính ?
Người già, người cao tuổi hoặc trẻ em đều có thể sử dụng máy trợ thính. Tuy nhiên, mặc dù là thiết bị hỗ trợ thính giác nhưng không phải ai mất thính lực cũng đều có thể sử dụng máy trợ thính, việc tự ý mua máy trợ thính và sử dụng có thể dẫn đến các trường hợp ù tai, đau nhức hoặc tệ hơn là điếc ngày càng nặng hơn. Do đó nếu như thính lực của bạn hoặc ông bà cha mẹ ngày càng yếu, việc đầu tiên nên đến các cơ sở y tế để y bác sĩ chẩn đoán và tư vấn chọn máy trợ thính phù hợp.
Phân Loại Máy Trợ Thính
Máy trợ thính hiện nay được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau như xuất xứ, độ tuổi, kiểu dáng máy, theo công suất,.v.v.
Phân loại theo xuất xứ
Dưới đây là các khu vực và quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu máy trợ thính được ưa chuộng bậc nhất trên thị trường hiện nay:
- Máy trợ thính Thụy Sỹ
- Máy trợ thính Mỹ
- Máy trợ thính Đức
- Máy trợ thính Đan Mạch
- Máy trợ thính Nhật Bản
- Máy trợ thính Trung Quốc
Phân loại theo công suất
Công suất của các thiết bị trợ thính được phân loại dựa theo 2 mức độ mất thính lực khác nhau:
Máy trợ thính dành cho người điếc nhẹ và trung bình.
Máy trợ thính dành cho người điếc nặng và sâu.
Đây cũng là lý do quý khách hàng nên nhận tư vấn từ các ý bác sĩ trước khi quyết định mua máy trợ thính để có thể lựa chọn được công suất máy phù hợp với mức độ bệnh của bản thân.
Phân loại theo kiểu dáng
Máy trợ thính cũng được phân làm 2 loại chính dựa trên kiểu dáng và cách sử dụng khác nhau của chúng:
Máy trợ thính bỏ túi dạng hộp
Đây là loại máy trợ thính được thiết kế dạng hộp nhỏ kết nối với tai nghe, phần hộp có thể đeo trên quần áo hoặc bỏ vào túi. Các loại máy trợ thính bỏ túi dạng hộp thường có công suất thấp và công nghệ lỗi thời. Do đó chúng chỉ có tác dụng khuếch đại âm thanh nhưng không cải thiện chất lượng nên sẽ không mang đến sự thoải mái cho người dùng.
Ngoài ra thiết kế của các máy trợ thính bỏ túi khá cồng kềnh và phức tạp nên hiện nay chúng không được sử dụng rộng rãi.
Máy trợ thính không dây
Đây là dòng máy trợ thính có công nghệ cao nhất và được thiết kế với tính di động cực cao. Chúng có nhiều mức công suất khác nhau, ngoại hình thẩm mỹ và cho ra âm thanh rõ ràng, trung thực nhất.
Máy trợ thính không dây cũng được phân ra 6 nhóm nhỏ dựa vào kiểu đeo của chúng:
Máy trợ thính sau tai BTE
Máy trợ thính BTE (Behind the ear) có cấu tạo khá đơn giản bảo gồm bộ phận khuếch âm đặt sau tai, nó được kết nối với miếng đệm nhét vào tai bằng 1 ống nghe nhỏ. Máy trợ thính đặt sau tai được sử dụng khá rộng rãi vì tính tiện lợi và dễ dàng sử dụng, nó phù hợp với hầu hết các bệnh nhân khiếm thính từ trẻ em đến người cao tuổi.
Máy trợ thính đeo sau tai LIFE
Máy trợ thính LIFE có cấu tạo và chức năng hoàn toàn giống với BTE, tuy nhiên LIFE có kích thước nhỏ hơn và tính thẩm mỹ cao hơn. Khi đeo máy trợ thính LIFE, rất khó để có thể nhìn thấy nên cũng được sử dụng khá nhiều. Nó mang lại sự tự tin và thoải mái cao hơn cho người bị khiếm thính.
Máy trợ thính loa trong tai RIC, RITE
Máy trợ thính RIC là viết tắt của Receiver in the canel, đây là loại máy trợ thính được thiết kế với phần thu âm và xử lý âm thanh được đặt sau vành tai, âm thanh sẽ được truyền vào loa gắn cố định bên trong tai bằng dây thu chứa cáp điện. Máy trợ thính RIC mang đến chất lượng âm thanh tự nhiên và chất lượng cao, tuy nhiên định hướng âm sẽ không chính xác vì bộ phận thu âm và xử lý âm thanh được gắn bên ngoài.
Trên thị trường hiện nay cũng có loại máy trợ thính RITE, dòng này cũng chính là máy trợ thính RIC nhé.
Máy trợ thính trong tai ITE
ITE là viết tắt của In the ear, đúng như cái tên của nó, máy trợ thính ITE hoàn toàn nằm bên trong tai của người đeo. Các linh kiện của máy trợ thính ITE được kết hợp khéo léo thành 1 khối duy nhất. Nhờ kích thước nhỏ và nằm gọn bên trong tai nên máy ITE được sử dụng khá phổ biến, tăng tính thẩm mỹ và rất khó để người xung quanh phát hiện ra bạn đang đeo máy trợ thính.
Ngoài tính di động và tính thẩm mỹ cao, máy trợ thính trong tai ITE còn được bổ sung một vài tính năng thú vị, đặc biệt nhất là tính năng Telecoil. Đây là một cuộn dây từ tính cực nhỏ giúp người đeo nhận âm thanh qua vi mạch của máy trợ thính thay vì micro như ở các máy trợ thính khác. Telecoil giúp người dùng nghe rõ âm thanh qua điện thoại hoặc ở những nơi công cộng đông người. Vì vị trí đeo bên trong tai nên định hướng âm thanh sẽ chuẩn và tốt hơn.
Máy trợ thính ITE không dành cho trẻ em vì hầu hết máy ITE đều được thiết kế với 1 kích thước nhất định. Đối với trẻ nhỏ, kích thước tai thường xuyên thay đổi nên sẽ không thích hợp để sử dụng trong thời gian dài.
Máy trợ thính trong tai ITC
Máy trợ thính ITC có cấu tạo khá giống với ITE, tuy nhiên máy ITC có kích thước nhỏ hơn và khi đeo sẽ khó bị nhìn thấy hơn. Mặc dù mang lại tính thẩm mỹ khá cao nhưng máy trợ thính ITC không được sử dụng nhiều vì việc sử dụng chúng không hề dễ dàng. Thông thường máy trợ thính ITC chỉ được sử dụng với những trường hợp mất thính lực đặc biệt nặng.
Máy trợ thính trong ống tai CIC
Máy trợ tính CIC (Complete in canal) là loại máy trợ thính có cấu tạo nhỏ nhất hiện nay, chúng nằm hoàn toàn trong ống tai và rất khó để nhìn thấy. Kích thước của máy CIC còn nhỏ hơn cả ITC, cũng vì kích thước nhỏ nên công suất của máy trợ thính CIC khá thấp, không thích hợp với những bệnh nhân mất thính lực nghiêm trọng.
Máy trợ thính CIC cũng khá khó để sử dụng, việc tháo và mang máy trợ thính CIC cũng cần chuyên gia thực hiện. Hiện nay cũng còn 1 loại máy trợ thính giống với CIC có tên IIC, thiết kế của chúng gần như vô hình khi mang vào tai.
Phân loại theo độ tuổi
Máy trợ thính được phân loại dựa theo độ tuổi sử dụng, bao gồm 2 lại:
Máy trợ thính cho trẻ em: Thường lại máy không dây đeo sau tai với nhiều công nghệ hiện đại và công suất phù hợp, vì là máy dành cho trẻ em nên đa số cũng được trang bị khóa pin an toàn. Máy trợ thính cho trẻ em thường nhiều công nghệ hơn vì trẻ em cần phải nghe nhiều để phát triển về mặt ngôn ngữ, đặc biệt là những bé bị suy giảm thính lực bẩm sinh.
Máy trợ thính cho người già: Người cao tuổi có thể sử dụng cả máy không dây và máy bỏ túi, đa số các máy trợ thính cho người già không cần quá nhiều công nghệ mà chỉ cần có thiết kế đơn giản và dễ sử dụng là đủ để hỗ trợ thính giác.
Phân loại theo công nghệ
Dựa vào nhu cầu sử dụng và mức độ phát triển của công nghệ hiện đại, máy trợ thính cũng được phân làm 2 loại là máy trợ thính Analog và máy trợ thính kỹ thuật số. Cả 2 loại này đều có công dụng chung là khuếch đại âm thanh, tuy nhiên giữa chúng lại có những điểm khác biệt rõ rệt.
Loại máy | Máy trợ thính Analog | Máy trợ thính kỹ thuật số |
Ưu điểm | Giá thành rẻ
Thiết kế đơn giản, công nghệ không quá cao nhưng vẫn đáp ứng được đối với các trường hợp mất thính giác đơn giản. Người đeo có thể tự điều chỉnh âm thanh |
Nhiều công nghệ hiện đại, mang đến âm thanh sống động và chân thực hơn.
Sở hữu nhiều chức năng như tách âm, giảm tiếng ồn, giúp mang lại trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng ở những môi trường nhiều âm thanh khác nhau. Công nghệ vẫn đang phát triển thêm và có nhiều phụ kiện hỗ trợ như kết nối với điện thoại, TV, điều khiển từ xa,.v.v. giúp mở rộng khả năng nghe. Có thể điều chỉnh chính xác theo thính lực đồ của bệnh nhân, nhờ đó âm thanh đến tai người nghe sẽ chuẩn hơn và không có độ trễ. Tính thẩm mỹ cao. |
Nhược điểm | Chỉ có các tính năng cơ bản và công nghệ thấp nên chỉ có thể hoạt động tốt trong môi trường yên tĩnh. Nếu sử dụng ở nơi công cộng hoặc nhiều tiếng ồn sẽ khiến người đeo cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Không thể tùy chỉnh chính xác theo thính lực đồ của người bệnh. Chất lượng âm thanh không tốt. Tính di động và thẩm mỹ thấp. |
Giá thành cao.
Quá nhiều mẫu mã và thương hiệu khác nhau khiến người dùng khó lựa chọn. Nhiều công nghệ nên cách sử dụng cũng phức tạp hơn. |
Hướng Dẫn Chọn Mua Máy Trợ Thính
Sau khi đã tham khảo tư vấn từ các y bác sĩ, nếu tình trạng thính giác của anh chị bắt buộc phải sử dụng máy trợ thính thì việc chọn máy trợ thính nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng là cực kỳ quan trọng. Việc chọn đúng máy trợ thính không chỉ giúp cải thiện trong giao tiếp hàng ngày, có trải nghiệm thoải mái mà còn giúp giảm bớt các chi phí phát sinh.
Dưới đây là các tiêu chí tiên quyết khi chọn máy trợ thính:
Chọn theo nhu cầu sử dụng
Tình trạng mất thính giác của mỗi bệnh nhân là khác nhau, do đó hãy cân nhắc lựa chọn máy trợ thính có công suất phù hợp để mang lại trải nghiệm tốt nhất. Ngoài ra, nếu muốn tăng tính thẩm mỹ và nhỏ gọn nhất có thể hãy chọn những loại máy trợ thính trong tai (ITE). Nếu sử dụng máy trợ thính cho trẻ em, hãy ưu tiên những loại máy trợ thính sau tai, nhiều công nghệ. Máy trợ thính ITE mặc dù nhỏ gọn nhưng do kích thước tai của trẻ em thường xuyên thay đổi nên không phù hợp nếu sử dụng thời gian dài.
Loại máy trợ thính phổ biến nhất hiện nay là máy trợ thính mang sau tai (BTE), mặc dù không nhỏ gọn bằng ITE nhưng bù lại giá thành của máy BTE sẽ mềm hơn và phù hợp với mọi lứa tuổi.
Chọn kích thước máy phù hợp với tai
Hãy đảm bảo chọn máy trợ thính vừa với tai của bạn, quá to so với tai có thể khiến máy bị tuột trong quá trình sử dụng. Ngược lại việc mang máy quá nhỏ sẽ khiến người dùng bị đau tai và không thoải mái. Khi sử dụng máy trợ thính phù hợp với kích thước của tai, việc điều chỉnh và thao tác với máy cũng dễ dàng hơn.
Chọn theo xuất xứ và thương hiệu
Các loại máy trợ thính phổ biến và chất lượng tốt nhất hiện nay đều đến từ các thương hiệu Châu Âu như Thụy Sỹ, Đức và Đan Mạch. Ngoài ra máy trợ thính Nhật Bản cũng có chất lượng tương đương nên bạn có thể cân nhắc và lựa chọn.
Chọn theo tính năng và độ phản hồi âm thanh
Hãy ưu tiên chọn những thiết bị máy trợ thính có đầy đủ những tính năng cần thiết như lọc tiếng ồn, tách âm chuẩn và phân biệt âm thanh trong môi trường lẫn nhiều tạp âm, tất nhiên quan trọng nhất vẫn là độ phản hồi âm thanh tốt. Một số loại máy trợ thính rẻ tiền có độ phản hồi âm thanh khá chậm, điều này mang đến trải nghiệm không thật và khá khó chịu khi bạn giao tiếp hàng ngày.
Chọn theo giá thành
Đối với máy trợ thính, bạn không nên chọn những loại máy có giá thành rẻ để tiết kiệm chi phí. Các loại máy trợ thính giá rẻ hầu như chỉ khuếch đại âm thanh tới 1 mức độ cụ thể và không sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến. Một điểm khó chịu của máy trợ thính giá rẻ là chúng khuếch đại cả những tiếng ồn và tạp âm, nếu bạn sử dụng thời gian dài sẽ cực kỳ khó chịu và thậm chí còn khiến mức độ điếc ngày càng nặng hơn.
Nếu bạn không có đủ kinh phí để mua những loại máy trợ thính cao cấp, hãy cân nhắc việc chọn những thiết bị tầm trung. Giá thành hợp lý nhưng vẫn đủ các tính năng cần thiết để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
Top Thương Hiệu Máy Trợ Thính Tốt Nhất
Đa phần các thiết bị trợ thính phổ biến trên thị trường hiện nay đều đến từ các thương hiệu Châu Âu. Ngoài ra, một số thương hiệu Nhật Bản cũng được giới chuyên gia đánh giá khá cao cả về chất lượng và giá thành của chúng. Dưới đây là top các thương hiệu máy trợ thính phổ biến và tốt nhất ở thời điểm hiện tại:
ReSound
ReSound là thương hiệu máy trợ thính nổi tiếng bậc nhất tại Đan Mạch và được sự công nhận cũng như tin dùng trên toàn thế giới. Nhờ sở hữu những công nghệ tối tân nhất và liên tục đổi mới, các thiết bị của ReSound luôn được giới chuyên gia và người dùng cho điểm tuyệt đối. Với mục tiêu giúp những người đang tìm lại thính giác có giải pháp trải nghiệm cuộc sống thú vị và phong phú hơn, ReSound đã và đang tiếp tục phát triển xứng với cái danh “người thay đổi cuộc chơi” trong ngành thiết bị trợ thính.
Mặc dù chất lượng là thế nhưng không phải ai cũng có thể mua và sử dụng sản phẩm của ReSound, nguyên nhân chính nằm ở việc giá thành của thương hiệu này quá cao so với mức trung bình.
Phonak
Hiện nay, Phonak là 1 trong 3 thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết kế, nghiên cứu, phát triển và sản xuất hệ thống máy trợ thính. Sở hữu đội ngũ bao gồm các chuyên gia công nghệ về nghe và các chuyên gia thính học, Phonak đã thật sự tạo ra những bước đột phá mang tính cách mạng trong ngành. Máy trợ thính Phonak, đặc biệt là các sản phẩm thính lực dành cho trẻ em đã phủ sóng hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới.
Oticon
Oticon là một thương hiệu hàng đầu Đan Mạch có bề dày hoạt động mang tính lịch sử khi có tuổi đời hoạt động lên đến 100 năm tính cho đến hiện tại. Oticon được đánh giá rất cao vì nhiều năm liền được Hearing Tracker xếp hạng là thương hiệu máy trợ thính có chất lượng âm thanh và thẩm mỹ tốt nhất. Oticon cũng là thương hiệu duy nhất có trung tâm nghiên cứu và phát triển riêng biệt, do đó các sản phẩm và công nghệ của Oticon đơn giản là không thể sao chép và đã phủ sóng hơn 100 quốc gia trên toàn cầu.
Beurer
Beurer là thương hiệu máy trợ thính cực kỳ nổi tiếng đến từ Đức được giới chuyên gia đánh giá vô cùng cao về chất lượng. Sở hữu đội ngũ nghiên cứu kỳ cựu cùng tư duy sáng tạo không giới hạn, các sản phẩm của Beurer dẫn đầu xu hướng và không đụng hàng với các thương hiệu khác. Mục tiêu của Beurer chính là cải thiện cuộc sống tốt hơn cho những người khiếm thính, chăm sóc sức khỏe và giúp họ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Rionet
Máy trợ thính Rionet là thương hiệu đến từ Nhật Bản chuyên sản xuất máy trợ thính và các thiết bị liên quan đến thính giác. Thương hiệu Rionet cho đến hiện tại đã có hơn 80 năm kinh nghiệm trong ngành, đây cũng là lý do khiến khách hàng rất yên tâm khi lựa chọn Rionet. Điểm mạnh của Rionet là các sản phẩm của họ đều ở mức giá tầm trung, dễ tiếp cận các nhóm khách hàng khác nhau.
Siemens
Siemens được thành lập từ năm 1910 tại Đức và họ cũng cho ra mắt thiết bị trợ thính đầu tiên vào thời điểm này. Thương hiệu Siemens luôn dẫn đầu trong việc tìm những công nghệ mới, tích hợp vào sản phẩm để ngày càng nâng cấp trải nghiệm của các bệnh nhân khiếm thính. Ở thời điểm hiện tại, Siemens đã phủ sóng toàn cầu với số lượng người sử dụng thiết bị của họ chiếm đến 1/4 tổng số người suy giảm thính giác trên toàn thế giới.
Giá Thành Của Các Loại Máy Trợ Thính Phổ Biến Hiện Nay
Máy trợ thính trên thị trường hiện nay có hàng loạt mẫu mã và thương hiệu khác nhau, giá thành của nó cũng thay đổi tùy vào các yếu tố như loại máy, chất liệu và các công nghệ mà nó sở hữu. Do đó để bạn có thể dễ dàng tham khảo giá, 5% sẽ tổng hợp và gom nhóm các loại máy trợ thính vào bảng dưới đây.
Phân Khúc | Giá Rẻ | Trung Bình | Cao Cấp |
Loại Máy Trợ Thính | Máy trợ thính bỏ túi dạng hộp | Máy trợ tính đeo sau tai (BTE, LIFE)
Máy trợ thính loa trong tai (RIC,RITE) |
Máy trợ thính trong tai (ITC)
Máy trợ thính trong ống tai (CIC, IIC) |
Đặc Điểm | Thiết kế đơn giản, cồng kềnh, công nghệ cũ | Tính di động và thẩm mỹ cao
Nhiều công nghệ hiện đại Phù hợp với nhiều độ tuổi Dễ sử dụng Người bị suy giảm thính lực từ nhẹ đến nặng đều có thể sử dụng được |
Thiết kế siêu nhỏ, nằm gọn trong ống tai
Tính thẩm mỹ cực cao, gần như vô hình khi đeo Không phù hợp với trẻ em Khó sử dụng, cần có chuyên gia giúp mang vào hoặc tháo ra Phù hợp với những người suy giảm thính lực từ nhẹ đến trung bình |
Giá Thành | 200.000VNĐ – 500.000 VNĐ | 800.000VNĐ – 1.500.000VNĐ đối với BTE và LIFE
2.000.000VNĐ – 3.000.000VNĐ đối với RIC và RITE |
6.000.000VNĐ – 7.500.000VNĐ đối với ITC
>10.000.000VNĐ đối với CIC và IIC |
Mua Máy Trợ Thính Ở Đâu ?
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị suy giảm thính lực và cần tìm mua máy trợ thính, hãy tham khảo các trung tâm chuyên cung cấp các thiết bị và chăm sóc thính giác uy tín, trong đó có 5%. Tại 5%, chúng tôi cam kết chỉ cung cấp hàng chính hãng với các chế độ bảo hành đổi trả dài hạn. Mục tiêu hoạt động của chúng tôi là giúp chăm sóc sức khỏe và mang đến các giải pháp trải nghiệm cuộc sống tốt nhất cho người suy giảm thính lực.
Máy trợ thính tại 5% cũng đa dạng về mẫu mã, giá thành và phù hợp với từng độ tuổi, từng mức độ điếc khác nhau. Chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn và tìm mua máy trợ thính phù hợp với thính lực đồ của mỗi cá nhân.
Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Trợ Thính Đúng Cách
Sử dụng máy trợ thính không chỉ đơn giản là đeo vào là có thể nghe được. việc sử dụng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả không mấy dễ chịu. Do đó bạn nên nắm rõ về cách đeo, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng máy trợ thính cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình.
Cách lắp máy trợ thính tiêu chuẩn vào tai:
- Trước khi lắp máy trợ thính vào tai, hãy đảm bảo máy đã tắt, sau khi đã lắp máy trợ thính vào tai mới được bật máy nhé.
- Đối với các loại máy trợ thính đeo sau tai, bạn cần phải lắp núm nghe vào tai trước sau đó mới tiến hành đeo máy lên vành tai.
- Các máy trợ thính đeo trong tai và trong ống tai cần có chuyên gia hoặc bác sĩ giúp bạn đeo vào. Tuyệt đối không được tự lắp các máy trợ thính này nếu không thật sự có kinh nghiệm.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản máy trợ thính:
- Không để máy trợ thính ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp.
- Tuyệt đối không để máy trợ thính bị ướt. Nếu chẳng mai trong quá trình sử dụng khiến máy vô tình bị ướt hoặc thấm nước, bạn nên làm khô hoàn toàn mới tiếp tục sử dụng. Cách làm khô cũng khá đơn giản, bạn có thể để máy ở nơi thoáng mát để nó tự khô. Trong trường hợp muốn làm khô nhanh có thể sử dụng máy sấy, lưu ý rằng sấy với nhiệt độ thấp nhất và khoảng cách từ máy sấy đến máy trợ thính nên từ 40 đến 60cm.
- Khi vệ sinh máy trợ thính, không nên dùng cồn hoặc các chất tẩy rửa thông thường để vệ sinh vỏ máy. Bạn nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dùng cho máy trợ thính để bảo vệ vỏ máy và các bo mạch bên trong.
- Không mang máy trợ thính khi ngủ, bạn nên tháo máy trợ thính và vệ sinh chúng trước khi ngủ. Nếu có ráy tai mắc trên tai nghe của máy, hãy sử dụng các dụng cụ vệ sinh được đi kèm theo hộp để vệ sinh.
- Một điều cần phải lưu ý nữa chính là không sử dụng keo xịt tóc hoặc các chất dưỡng tóc khi sử dụng máy trợ thính. Các loại chất này có thể khiến nghẽn máy trợ thính và khiến vỏ máy bị hư hỏng.
- Thông thường càng tăng âm lượng thì càng nghe rõ, nhưng một số máy trợ thính không có chức năng tách âm sẽ vô tình tăng âm lượng của các tiếng ồn khiến người dùng cảm thấy khó chịu. Vì vậy hãy điều chỉnh âm lượng ở mức vừa đủ nghe.
- Pin dùng cho các máy trợ thính thường là pin tiểu và có dung lượng thấp, tuổi thọ của chúng cũng không quá dài nên nếu bạn không sử dụng máy trợ thính trong thời gian dài nên tháo pin ra khỏi máy để kéo dài tuổi thọ của pin.
Với những người bị suy giảm thính lực, họ đã quen với việc các âm thanh xung quanh vốn rất nhỏ và khó nghe. Do đó lần đầu tiên sử dụng máy trợ thính có thể bị sốc vì tiếng ồn, tiếng nói hoặc tiếng nhạc trở nên quá lớn. Hầu hết đều phải mất 1 khoảng thời gian khá dài để làm quen với máy trợ thính. Thời điểm này cần có người thân động viên và khuyến khích bệnh nhân sử dụng máy trợ thính, đặc biệt là đối với người già, những âm thanh đột nhiên trở nên quá lớn sẽ khiến người già cảm thấy khó chịu và không muốn sử dụng máy trợ thính nữa.
Tuổi Thọ Của Máy Trợ Thính
Tuổi thọ trung bình của 1 máy trợ thính là từ 4 đến 5 năm tùy vào dòng máy, thương hiệu, xuất xứ và bạn có sử dụng thường xuyên hay không. Đối với những thiết bị trợ thính cao cấp, bạn có thể sử dụng chúng với thời gian lên đến 10 năm.
Máy Trợ Thính Đường Xương Là Gì ?
Máy trợ thính đường xương dành cho những bệnh nhân vẫn không thể nghe được khi sử dụng máy trợ thính thông thường. Thiết bị này được thiết kế để đeo sau tai và truyền âm thanh qua đường xương chứ không khuếch đại âm thanh như các thiết bị trợ thính đường khí, nhờ vậy nó có thể bỏ qua các cấu trúc bị tổn thương ở tai ngoài và tai giữa.
Cơ Chế Hoạt Động Của Máy Trợ Thính Đường Xương
Máy trợ thính đường xương khi đeo sẽ ép sát vào phần xương sọ hoặc xương hàm, nó thu nhận âm thanh bên ngoài rồi chuyển đổi thành các rung động âm thanh, Các rung động âm thanh này sẽ đi qua xương sọ, xương hàm và hoàn toàn bỏ qua tai ngoài cũng như tai giữa để đến thẳng tai trong,
Khi đến tai trong, các rung động âm thanh sẽ di chuyển dịch lỏng trong ốc tai và làm các tế bào lông chuyển động. Sau đó các tế bào lông sẽ chuyển rung động âm thanh thành tín hiệu xung điện và truyền tới thần kinh thính giác sau đó đến não bộ và giúp chúng ta nghe được.
Những Ai Cần Mang Máy Trợ Thính Đường Xương
Dưới đây là các trường hợp người bệnh phải mang máy trợ thính đường xương:
- Bệnh nhân khiếm khuyết, dị tật hoặc sau phẫu thuật.
- Tổn thương tai ngoài và ống tai.
- Tổn thương tai giữa.
- Mất thính lực hoàn toàn 1 bên tai.
- Móp méo hộp sọ, hội chứng Treacher Collins.
- Hội chứng Charge.
- Phẫu thuật tai tiệt căn khoét rỗng chũm do viêm tai xương chũm.
- Phẫu thuật viêm tai xương chũm do cholesteatoma.
Cách Đeo Máy Trợ Thính Đường Xương
Có khá nhiều cách để bạn có thể mang và sử dụng máy trợ thính đường xương, dưới đây là các cách phổ biến nhất hiện nay:
- Dán máy trợ thính đường xương vào các phụ kiện khác: Máy trợ thính đường xương có thể dán vào băng đeo đầu, gọng kính hoặc headband nhựa được thiết kế riêng để người dùng có thể mang và sử dụng dễ dàng hơn. Cách này giúp bạn có thể tháo máy trợ thính bất cứ lúc nào khi muốn.
- Dán trực tiếp máy trợ thính đường xương vào sau tai: Sử dụng miếng dán chuyên dùng cho máy trợ thính đường xương để dán vào phần xương sau tai. Cách này mang lại tính thẫm mỹ cao nhưng rất dễ rơi thiết bị trong quá trình sử dụng.
- Phẫu thuật cấy ghép máy trợ thính đường xương: Cách này sẽ phải phẫu thuật để cấy ghép nam châm vào phần xương phía sau tai của bạn, sai khi đặt bộ cấy, thiết bị xử lý âm thanh sẽ được đeo bên ngoài để thu và truyền tín hiệu. Thông thường giai đoạn hóa xương sau khi cấy phải mất 2 đến 3 tháng, sau giai đoạn này bạn phải cần đến các chuyên gia trợ thính để có thể hiệu chỉnh bộ xử lý âm thanh phù hợp với mức độ suy giảm thính lực. Cách này không sử dụng với tất cả mọi người, chỉ có người trưởng thành và trẻ em trên 5 tuổi mới có thể phẫu thuật cấy ghép máy trợ thính.
Máy Trợ Thính Đường Xương Khác Gì So Với Máy Trợ Thính Thông Thường ?
Đặc Điểm | Máy Trợ Thính Đường Xương | Máy Trợ Thính Đường Khí |
Thiết Kế | Nhỏ gọn, các bộ phận được kết hợp thành 1 khối. | Thiết kế 3 phần riêng biệt: Bộ phận thu âm, ống truyền âm, tai nghe ( loa ). |
Cơ Chế Hoạt Động | Thu âm thanh và truyền âm qua đường xương hàm và xương sọ. Bỏ qua tai giữa và tai ngoài để đến thẳng tai trong. | Thu âm thanh và truyền âm qua đường ống tai, âm thanh sẽ đi vào qua tai ngoài, tai giữa để đến tai trong. |
Cách Đeo | Đeo áp sát vào phần xương sau tai.
Có thể kết hợp với các phụ kiện khác như băng đô, kính, nón hoặc phẫu thuật ghép máy vào xương sọ. |
Đeo sau vành tai hoặc trong tai. Tuy nhiên núm tai nghe phải luôn nằm bên trong ống tai. |
Đối Tượng Sử Dụng | Những bệnh nhân có khiếm khuyết về tai, thính lực mất trầm trọng hoặc mất hoàn toàn thính lực.
Những đối tượng sử dụng máy trợ thính đường khí thông thường nhưng không có hiệu quả. |
Các trường hợp suy giảm thính lực từ nhẹ đến nặng đều có thể sử dụng.
Những bệnh nhân có cấu tạo tai bình thường, không dị dạng hoặc khiếm khuyết. |
Lưu ý: Ngoài những đặc điểm trên, việc vệ sinh, bảo quản của cả máy trợ thính đường xương và máy trợ thính đường khí thông thường đều tương đối giống nhau.