Khung Tập Đi Rất Cần Thiết Cho Người Già Sau Tai Biến

Trong việc chăm sóc sức khỏe của người già, việc duy trì và cải thiện sức khỏe cơ bản và linh hoạt cơ bản là rất quan trọng. Khung Tập Đi là một dụng cụ hữu ích để giúp người già duy trì hoạt động thể chất và cải thiện sức khỏe tim mạch, hô hấp cũng như tăng cường sự ổn định và cân bằng.

Nhân viên dịch vụ trông người già của 5go, được đào tạo chuyên môn, sẽ hướng dẫn người già và gia đình cách sử dụng Khung Tập Đi một cách hiệu quả và an toàn. Họ sẽ tư vấn về cách thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người và hỗ trợ việc tập luyện một cách có chủ đích và khoa học. Khung Tập Đi không chỉ là một công cụ để duy trì sức khỏe mà còn là một cách thú vị và tích cực để người già thúc đẩy sự cải thiện của bản thân.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của Khung Tập Đi, cách sử dụng và những lợi ích mà sản phẩm mang lại trong việc chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Với sự hỗ trợ của Khung Tập Đi, người già sẽ có một phương tiện hiệu quả để duy trì và cải thiện sức khỏe và sự linh hoạt của mình.

Khung tập đi là dụng cụ hỗ trợ những người gặp khó khăn trong vấn đề đi lại như người già, người bị tai biến, bệnh nhân sức khỏe yếu, bệnh nhân sau phẫu thuật và đang trong quá trình phục hồi chức năng. Việc sử dụng khung tập đi sẽ mang đến một giải pháp khôi phục khả năng di chuyển rất hiệu quả và cũng cực kỳ an toàn.

Công Dụng Của Khung Tập Đi

Khi sử dụng khung tập đi, bệnh nhân sẽ dựa và sức lực của 2 cánh tay để hỗ trợ chân đỡ lấy trọng lượng của cơ thể. Đôi chân sẽ được giảm bớt áp lực, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn nhưng vẫn giúp người dùng đi lại được trong khoảng thời gian chờ đợi chân phục hồi.

Đặc biệt là sau các cuộc phẫu thuật khớp gối, khớp háng hoặc các trường hợp tổn thương nặng ở chân. Quá trình phục hồi để có thể đi lại bình thường gặp rất nhiêu khó khăn, đây là lúc bạn sẽ thấy khung tập đi phát huy công dụng tuyệt vời của nó. Với thiết kế 4 chân chắc chắn, giúp người dùng giữ thằng bằng tốt và an toàn hơn so với khi sử dụng nạng goặc gậy tập.

Đối với những người cao tuổi, việc sử dụng khung tập đi còn là một cơ hội để vận động, giúp làm chậm quá trình lão hóa, đặc biệt là ở các khớp xương.

Khung Tập Đi Có Những Loại Nào ?

Dưới đây là các loại khung tập đi có mặt trên thị trường hiện nay:

  1. Khung tập đi tiêu chuẩn: Loại này được thiết kế với 4 chân không gắn bánh xe để người dùng có thể dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên khung tập. Mặc dù mang lại độ chắc chắn và giữ thăng bằng tốt nhưng đối với khung tập tiêu chuẩn bạn phải nhấc nhẹ khung lên mới có thể di chuyển được.
  2. Khung tập đi 2 bánh: Loại này được thiết kế với 2 bánh xe ở chân trước và để di chuyên bạn chỉ cần nhấc nhẹ 2 chân sau lên mà thôi. Khung tập đi 2 bánh thích hợp với những bệnh nhân suy giảm khả năng đi lại mức độ trung bình và nặng.
  3. Khung tập đi 3 bánh: Thiết kế 3 bánh xe giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn, cùng với đó việc di chuyển cũng thuận tiện hơn vì bạn chỉ cần đẩy nhẹ là khung sẽ tự tiến về trước.
  4. Khung tập đi 4 bánh: Thiết kế tương tự như khung tập đi tiêu chuẩn nhưng dưới 4 chân trụ sẽ được lắp thêm bánh xe. Loại này dễ di chuyển nhưng chỉ thích hợp với những bệnh nhân không cần dựa vào khung để đứng hoặc giữ thăng bằng.
  5. Khung tập đi có tay thắng: Hầu hết các khung tập đi 3 và 4 bánh đều là khung tập đi có tay thắng. Việc trang bị tay thắng để người dùng có thể phanh khi đi xuống dốc, hoặc chẳng may khung tập bị trượt ra xa khỏi cơ thể. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  6. Khung tập đi có ghế ngồi: Loại này được trang bị thêm phần đệm ngồi ở giữa khung tập, mục đích để bệnh nhân có thể ngồi và nghỉ ngơi trong quá trình tập.

Cách Chọn Khung Tập Đi Cho Người Già Và Bệnh Nhân

Để chọn mua được loại khung tập đi phù hợp, bạn cần phải dựa vào các yếu tố sau đây:

Tình trạng sức khỏe

Bạn cần dựa vào tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi để lựa chọn khung sao cho phù hợp. Đối với người cao tuổi, bạn không nên chọn các loại khung tập đi tiêu chuẩn, mặc dù chúng có thể đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể nhưng để di chuyển cần phải dùng lực khá lớn ở tay để nhấc khung tập. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhận tư vấn từ các chuyên gia để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân hoặc những người thân trong gia đình.

Chất liệu khung tập đi

Các loại khung tập đi hiện nay sử dụng khá nhiều loại chất liệu như nhôm, inox, thép,.. Mỗi loại chất liệu sẽ có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, do đó bạn cũng cần phải hết sức chú ý khi chọn mua khung tập.

  • Khung tập đi nhôm: Chúng khá nhẹ, dễ di chuyển nhưng khả năng chịu lực lại kém, phù hợp với những bệnh nhân có khả năng tự giữ thăng bằng và không dựa dẫm quá nhiều vào khung tập.
  • Khung tập đi inox: Loại này được sử dụng phổ biến nhất vì trọng lượng không quá nặng, khả năng chịu lực tốt, chống gỉ sét và giá thành hợp lý.
  • Khung tập đi thép: Chất liệu thép thường được sử dụng trên các loại khung tập đi có gắn bánh vì chúng có trọng lượng khá nặng. Độ chịu lực của khung tập đi thép là cao nhất hiện nay, nó cũng có khả năng chống gỉ sét cực tốt nên được khá nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên giá thành của các loại khung tập đi bằng thép cao hơn rất nhiều so với khung inox hoặc nhôm.

Thiết kế và các bộ phận đi kèm

Mặc dù các bộ phận đi kèm và thiết kế của các loại khung tập đi không được chú ý nhiều nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng như:

  • Chất liệu tay cầm: Thông thường tay nắm của khung tập đi thường làm bằng nhựa, một số loại được bọc 1 lớp bọt biển hoặc da nhân tạo. Bạn nên chọn các loại tay cầm có độ chắc chắn cao, ưu tiên các loại tay cầm mang lại cảm giác nắm tốt và êm để tránh ảnh hưởng đến các khớp như khớp cổ tay.
  • Phanh tay: Đối với các loại khung 3 bánh hoặc 4 bánh, để đảm bảo an toàn bạn nên lựa những loại có phanh tay. Nó sẽ giúp người dùng an toàn hơn khi di chuyển, đặc biệt là khi xuống đốc.
  • Thiết kế gấp gọn: Khi lựa chọn khung tập đi, hãy ưu tiên các loại có khả năng gấp gọn để dễ dàng mang theo khắp nơi hoặc tiết kiệm không gian khi để trong phòng.
  • Giỏ đựng đồ: Một số loại khung tập đi được trang bị thêm phần giỏ đụng đồ, người sử dụng có thể bỏ các dụng cụ cá nhân vào đây trong quá trình di chuyển hoặc tập phục hồi chức năng của chân.

Hướng Dẫn Sử Dụng Khung Tập Đi

Trước khi di chuyển với khung tập đi, người già hoặc bệnh nhân cần phải tập đứng và giữ thăng bằng với khung tập. Lúc này cần có người hỗ trợ giúp bệnh nhân đứng lên, lưu ý rằng khi tập đứng, 2 chân phải ở giữa khung tập, thân trên hơi nghiêng về trước để trọng tâm cơ thể cân bằng và tránh bị ngã.

Khi đã quen với việc đứng bằng khung tập, chúng ta sẽ chuyển sang tập di chuyển. Lưu ý rằng các bước đầu tập di chuyển với khung tập đi sẽ khá khó khăn và có thể mang lại các cơn đau do cơ bắp không còn độ đàn hồi như ban đầu, tuy nhiên kiên trì tập luyện mỗi ngày sẽ giúp cơ bắp dần thích nghi trở lại. Tập di chuyển với khung tập đi cần các bước:

  • Bước 1: Nâng khung lên và đặt phía trước cơ thể đối với các loại khung tập đi tiêu chuẩn không có bánh xe. Đối với các loại có bánh xe, bạn chỉ đơn giản là đẩy khung về trước, tuy nhiên lưu ý rằng đừng nên đẩy khung quá xa cơ thể, tốt nhất vị trí khung chỉ nên các cơ thể 1 đến 2 bước chân thôi nhé.
  • Bước 2: Sau khi đã di chuyển khung lên phía trước, giờ hãy giữ khung cố định và di chuyển từng chân lên nhé. Nếu khung tập đi của bạn có phanh tay, hãy bóp phanh để khung không bị di chuyển trong khi bạn bước chân lên. Lưu ý rằng hãy di chuyển lần lượt từng chân, tuyệt đối không nên di chuyển 1 lần 2 chân.

Giá Thành Của Khung Tập Đi

Các loại khung tập đi phổ biến trên thị trường hiện nay có giá thành dao động từ 300.000đ đến 2.000.000đ tùy vào loại khung, chất liệu và thương hiệu. Bạn có thể dựa vào tình trạng sức khỏe của người bệnh để lựa chọn và mua khung sao cho hợp lý, tránh việc mua khung quá đắt tiền nhưng không sử dụng hết công dụng của nó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *