Máy đo huyết áp là một thiết bị y tế được sử dụng để đo áp lực máy trong mạch máu của người bệnh. Việc đo huyết áp thường được thực hiện để kiểm tra sức khỏe tổng quan và theo dõi tiềm ẩn về các vấn đề huyết áp cao, huyết áp thấp.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của máy đo huyết áp dựa trên việc sử dụng khí áp để tạo áp lực lên mạch máu, theo dõi máu lưu thông trong quá trình thay đổi áp lực. Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch.
Khi đo huyết áp, máy đo sẽ bơm căng một băng tay cao su để làm mất mạch đập của một động mạch rồi sau đó xả hơi từ từ, quan sát và ghi chép lại phản ứng của động mạch, dựa trên thông tin đó bác sĩ có thêm cơ sở để chẩn đoán bệnh tật.
Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là hai giá trị quan trọng trong quá trình đo huyết áp và cung cấp thông tin về sức khỏe của hệ tuần hoàn. Dưới đây là sự khác biệt giữa chúng:
- Huyết áp Tâm Thu (Systolic Blood Pressure) được viết tắt là SYS: Đây là áp lực máu tạo ra khi tim bắt đầu co bóp và bơm máu ra khỏi tim vào động mạch. Khi tim co bóp, nó đẩy máu ra khỏi tim và vào mạch máu, tạo ra một áp lực cao hơn trên thành của động mạch. Huyết áp tâm thu được đo bằng mm Hg (milimet thủy ngân) và thường là giá trị trên cùng trong kết quả đo huyết áp. Ví dụ, trong kết quả “120/80 mm Hg,” số 120 là huyết áp tâm thu.
- Huyết áp Tâm Trương (Diastolic Blood Pressure) được viết tắt là DIA: Đây là áp lực máu trong động mạch khi tim thư giãn và không co bóp. Trong thời gian này, tim đang được nạp lại bởi máu từ tĩnh mạch, và áp lực máu trong động mạch giảm xuống. Huyết áp tâm trương cũng được đo bằng mmHg và thường là giá trị dưới cùng trong kết quả đo huyết áp. Trong ví dụ trên, số 80 là huyết áp tâm trương.
Kết hợp cả hai giá trị này cung cấp một cái nhìn toàn diện về áp lực máu trong mạch máu của bạn
Cách sử dụng máy đo huyết áp
Tư thế ngồi thoải mái và thư giãn
- Đo ở bắp tay: Có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2-3cm vàg ngang với tim
- Nếu đo ở cổ tay: đặt tay lên bàn và gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim, một số loại máy yêu cầu bạn áp tay vào trước ngực
Giữ nguyên tư thế cho tới khi máy thể hiện kết quả
Lưu ý: đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước khi dùng
Đọc kết quả đo huyết áp
- Huyết áp bình thường: chỉ số huyết áp tâm thu (SYS) dưới 120mmHg và huyết áo tâm trương(DIA) dưới 80mmHg
- Huyết áp cao: SYS lớn hơn 140mmHg, DIA lớn hơn 90mmHg
- Tiền cao huyết áp: SYS từ 120-139mmHg, DIA từ 90-89mmHg
- Huyết áp thấp: SYS dưới 900mmHg hoặc giảm 25mmHg so với bình thường
Lưu ý khi đo huyết áp
- Hạn chế yếu tố gây biến đổi: Tránh thực hiện do huyết áp sau khi ăn quá nhiều, uống cà phê, hút thuốc lá, hoặc sau khi vận động mạnh
- Chọn ngày giờ cố định: đo huyết áp vào cùng một thời gian hằng ngày nếu có thể.
- Không mặc quần áo cản trở
- Thực hiện đo nhiều lần: thực hiện ít nhất 2 lần và lấy kết quả trung bình để giảm sai số trong kết quả
- Ghi lại kết quả: việc này sẽ giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị của bác sĩ được dễ dàng hơn
Tiêu chí chọn mua máy đo huyết áp
- Loại máy đo huyết áp: Máy đo huyết áp cánh canh thường cho kết quả chính xác hơn và thích hợp dùng cho mọi người. Bạn nên chọn mua loại điện tử để có thể dễ dàng sử dụng thay vì máy đo huyết áp thủ công. Máy đo huyết áp cổ tay thường tiện gọn và dễ dàng cho việc di chuyển.
- Chất lượng và thương hiệu: chọn mua các loại máy có thương hiệu đã được chứng nhận như Omron, Braun, Microlife,.. để đảm bảo an toàn và chất lượng trong quá trình sử dụng
- Kiểu màn hình và đèn nền: Chọn máy có màn hình dễ dọc, kết quả hiển thị to, rõ ràng, dễ đọc được khi điều kiện kết quả ánh sáng yếu
- Chất lượng băng đeo: đây là bộ phận của máy sẽ tiếp xúc với cơ thể, chọn loại có chất lượng tốt để thoải mái trong quá trình sử dụng
- Tính năng kết nối: một số loại máy hiện nay có thể lưu trữ thông tin huyết áp trên điện thoại di dộng giúp bàn dễ dàng hơn trong quá trình theo dõi sức khỏe
- Bảo hành: Kiểm tra chế độ bảo hành của sản phẩm để đảm bảo bạn có được sự hổ trợ nếu gặp sự cố hoặc gặp vấn đề về kỹ thuật
Lợi ích của việc kiểm tra huyết áp thường xuyên
- Phát hiện sớm các vấn đề về huyết áp: có phép bạn hoàn toàn có thể điều trị trước khi trở nên nghiêm trọng hơn
- Theo dõi sự thay đổi huyết áp: giúp bạn có thể hiệu rõ về tình trạng sức khỏe và điều chỉnh lối sống phù hợp
- Phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ: Kiểm soát huyết áp là một yếu tố quan trọng để ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ. Đo huyết áp thường xuyên và duy trì nó ở mức bình thường giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này.
- Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quan