Máy tập phục hồi là một công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ người già phục hồi và tăng cường sức khỏe sau khi trải qua các vấn đề sức khỏe hoặc phẫu thuật. Trong quá trình đào tạo của 5go, nhân viên được hướng dẫn về cách sử dụng và hỗ trợ người cao tuổi trong việc sử dụng máy tập phục hồi một cách an toàn và hiệu quả.
Nhân viên 5go không chỉ biết cách sử dụng máy tập phục hồi mà còn có kiến thức về lợi ích của việc tập luyện đối với sức khỏe của người cao tuổi, cũng như cách thiết kế và điều chỉnh chương trình tập luyện cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều này giúp đảm bảo rằng người cao tuổi có thể tận dụng tối đa máy tập phục hồi để phục hồi và cải thiện sức khỏe của mình.
Máy tập phục hồi là các loại máy móc hỗ trợ người mất chức năng tập luyện để phục hồi các chức năng của cơ thể. Máy tập phục hồi có thể bằng cơ hoác điện tuỳ tình trạng và nhu cầu của người sử dụng. Các loại máy tập phục hồi thường chuyên dụng cho các bệnh nhân sau tai biến hoặc các trường hợp suy giảm chức năng do tuổi già, tai nạn, các bệnh lý khác.
Tại sao lại cần máy tập phục hồi
Máy tập phục hồi thích hợp với những trường hợp mà tình trạng bệnh nhân, môi trường sống, các loại bệnh lý khiến người dung không thể tập các bài tập bình thường như đi bộ, tập thể dục, đạp xe … Các trường hợp cần một máy tập phục hồi đơn giản là nó giúp việc tập luyện dễ dàng, thoải mái, vui vẻ hơn. Các trường hợp chỉ định máy tập phục hồi như:
– Người sau tai biến không thể tự ngồi vững, đứng vững, tay không giơ được thẳng lên trên.
– Người yếu do tuổi tác, bệnh lý mà cảm thấy các bài tập như đi bộ, hoạt động thể chất là quá sức.
– Người sau tai nạn mà các cơ quan đang dần phục hồi nhưng việc tập luyện bình thường gây đau hoặc đang được chỉ định tránh vận động mạnh.
– Người sau tai nạn đã lành hoàn toàn nhưng các chức năng chưa phục hồi 100%
– Những người cần vận động nhẹ do suy yếu cơ thể nhưng môi trường sống chật hẹp, lại không thể đi xa để tập luyện vận động.
Phân loại máy tập phục hồi
Các loại máy tập phục hồi đa dạng mẫu mã và thương hiệu. Thường chia thành các nhóm.
Theo loại
– Máy tập phục hồi cơ: Là các loại máy tập phục hồi sử dụng các bánh lăn bạc đạn con quay, tay quay, ròng rọc để người ngồi dung lực tập tại chỗ.
– Máy tập phục hồi điện: Là các loại máy tập sử dụng điện để trợ lực hoặc ép vận động một cách thụ động hoặc rung lắc, bóp theo các chế độ được cài đặt sẵn.
Theo chức năng
– Máy đơn chức năng: Là loại máy tập phục hồi một bộ phận của cơ thể mất chức năng như phục hồi tay hoặc phục hồi phần chân.
– Máy đa chức năng: Là loại máy tập phục hồi có tác dụng trên nhiều bộ phận có thể là 2 in 1 (tay và chân) hoặc 3 in 1 (tay, chân, lưng) hoặc hơn nữa với 4 in 1 hay 6 in 1.
Tập phục hồi là cơ hội sống của người bệnh
Việc tập phục hồi sau khi có thể, song song với quá trình điều trị là việc ưu tiên và tiên quyết giúp người bệnh có cơ hội trở lại với cuộc sống. Nếu việc tập phục hồi trở nên thất bại đối với người bệnh và gia đình, chính người bệnh sẽ bước một chân đến việc sinh tử..
Các trường hợp sau khi suy giảm chức năng cơ thể khiến người bệnh sa sút về sức khỏe và tinh thần. Việc hoạt động gây khó khăn, đau đớn khiến người bệnh có xu hướng lười vận động.
Hệ quả của việc lười vận động không tập phục hồi chính là cơ thể sẽ bắt đầu suy yếu ngược một cách nhanh chóng. Không tập luyện sẽ khiến cho các cơ quan, cơ bắp không được bơm máu để phục hồi và chết dần.
Để dễ hình dung nhất, hãy tưởng tượng cơ thể chúng ta là một quả bóng, và không khí chính là máu. Việc cơ thể mất chức năng chính là việc quả bóng bị xẹp lại một phần. Và việc bơm bóng trở lại bình thường chính là sự hoạt động của cơ thể sau khi suy giảm chức năng. Người bệnh tập phục hồi giúp cho lượng máu được bơm đến các cơ quan đang giảm chức năng hiệu quả, giúp các cơ quan này ngày càng phục hồi và hướng đến việc tự chữa lành.
Luyện tập phục hồi tốt sẽ khiến toàn bộ các cơ quan đang suy yếu dần hồi phục và có lại khả năng tự chữa lành như một cơ thể bình thường, gọi là hồi phục toàn phần.
Tuy nhiên, ngược lại khi cơ thể đã suy yếu và mất chức năng, các cơ quan sẽ có xu hướng không thể tự chữa lành. Kèm với việc không vận động sau mất chức năng. Tình trạng mất chức năng sẽ không tự phục hồi mà ngày càng tiến triển sâu hơn lan vào các bộ phận chưa suy giảm. Dẫn đến sự suy yếu từ từ và rời bỏ cuộc sống theo thời gian.
Khi người bệnh đã suy giảm chức năng, cơ thể sẽ phải đưa ra quyết định. Chỉ có thể chọn chiến đấu để phục hồi hoặc bỏ cuộc để sự suy giảm xâm chiếm dần theo thời gian. Mặc nhiên, lúc này sẽ không có sự lựa chọn thỏa hiệp để giữ nguyên tình trạng.
Thể mới nói, nếu khả năng tập phục hồi thất bại, người bệnh dường như đã chọn bước 1 chân vào việc từ bỏ cuộc sống. Việc nằm im lười vận động còn dẫn đến lở loét, hoại tử không tự lành gây những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể theo cấp số nhân. Dần dần đánh bại người bệnh cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Thường, những người bệnh rơi vào trường hợp này, tinh thần họ đã chấp nhận từ bỏ từ trước khi cái chết đến. Và những khoảng thời gian cuối cùng là gánh nặng cho họ và cả gia đình.
Nếu có cơ hội trải nghiệm đủ nhiều các trường hợp xung quanh có thể nhiều người sẽ nhận thấy được. Có những người sau tai biến không thể đứng dậy nhưng theo thời gian họ có thể ngồi dậy, đứng dậy, ra công viên chạy bộ, đạp được xe đạp, chạy được xe máy và hoà nhập lại với cộng đồng. Và rất nhiều người sau tai biến họ vẫn đi được nhưng xiểng liễng sau đó là chỉ ngồi được, chỉ nằm được và từ giã cuộc sống. Tất cả suy cho cùng xuất phát từ ý niệm khao khát được sống để biến nó thành kỷ luật trong tập luyện và chế độ của mỗi người.