Thuốc Bổ Máu, Cụ Nào Nên Sử Dụng

Thuốc bổ máu là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ tuần hoàn, đặc biệt là đối với người già có nguy cơ thiếu máu hoặc suy giảm chức năng tạo máu. Các loại thuốc này thường chứa các dưỡng chất cần thiết như sắt, axit folic, và vitamin B12 để kích thích quá trình sản xuất tế bào máu và cải thiện chất lượng huyết thanh.

Nhân viên chăm sóc người già của 5go sẽ hỗ trợ người già và gia đình họ trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc bổ máu phù hợp nhất. Họ sẽ tư vấn về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả, đồng thời giải đáp mọi thắc mắc và lo ngại của người sử dụng.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thuốc bổ máu trong việc duy trì sức khỏe của người già, cũng như cách sử dụng và lợi ích mà chúng mang lại. Với sự hỗ trợ và tư vấn chuyên môn từ nhân viên, người già có thể duy trì sức khỏe hệ tuần hoàn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thuốc bổ máu là loại thuốc bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng và phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể. Thành phần của thuốc thường là các thành phần cấu tạo nên các tế bào máu như sắt, acid folic và vitamin B12. Hiện nay các loại thuốc bổ máu được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên vẫn cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân cần tuân thủ các quy tắc khi sử dụng loại thuốc này, để mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Các Thành Phần Chính Có Trong Thuốc Bổ Máu

Hầu hết các loại thuốc bổ máu hiện nay đều chứa 3 thành phần chính là:

  • Sắt: Trong cơ thể, sắt quyết định màu của máu, khả năng liên kết oxy và khả năng cho oxy.
  • Acid Folic: Đây là một vitamin tan trong nước và phân bố ở hầu hết các tổ chức trên cơ thể, đặc biệt là ở gan. Thiếu acid folic làm chậm sự phân chia tế bào máu, gây thiếu máu.
  • Vitamin B12: Đối với cơ thể người, nếu thếu vitamin B12 sẽ khiến sự phân chia tế bào ở tổ chức tạo máu bị chậm và dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, việc thiếu vitamin B12 cũng có thể dẫn đến các trường hợp thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác,…

Những Ai Nên Sử Dụng Thuốc Bổ Máu

Một số trường hợp thiếu máu thiếu sắt nhẹ có thể điều chỉnh bằng cách thực hiện các chế độ ăn chứa các thực phẩm có nhiều sắt. Tuy nhiên đối với các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải sử dụng thuốc bổ máu giúp bổ sung sắt chất lượng cao và hấp thu tốt hơn. Những trường hợp được khuyến khích sử dụng thuốc bổ máu bao gồm:

  • Người bị mất máu nhiều, thiếu máu trầm trọng: Các bệnh nhân đang trong quá trình chạy thận, những người đi tiểu ra máu, xuất huyết đường ruột, xuất huyết dạ dày, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc rong kinh,..
  • Người bị suy dinh dưỡng: Đối với những người bị suy dinh dưỡng, việc bổ sung sắt thông qua các chế độ ăn hàng ngày sẽ không đủ để đáp ứng và cần phải có sự hỗ trợ của các loại thuốc bổ máu.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai cần được bổ sung 955mg sắt mỗi ngày để hình thành phôi thai. Do đó việc kết hợp chế độ ăn và sử dụng thuốc bổ máu sẽ cung cấp lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên cần phải tham khảo ý kiến và được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Những người hấp thụ chất dinh dưỡng kém: Thường là người cao tuổi hoặc những người mắc các bệnh lý về dạ dày, ruột, niêm mạc ruột. Những trường hợp này thường hấp thụ chất dinh dưỡng rất kém, trong đó có cả sắt.

Những Tiêu Chí Khi Chọn Mua Thuốc Bổ Máu

Chú ý thành phần của thuốc

Thuốc bổ máu tốt là phải chứa đủ 3 thành phần chính gồm sắt, acid folic và vitamin B12. Hiệu quả của thuốc bổ máu phụ thuộc rất lớn vào lượng sắt có chứa trong thuốc, nên ưu tiên chọn những loại thuốc có chứa sắt hữu cơ vì nó vừa giúp bổ sung lượng sắt cần thiết, vừa giảm các tác dụng phụ của thuốc.

Lượng sắt trong thuốc cần phải cung cấp đủ cho cơ thể, không thừa hoặc thiếu. Đối với phụ nữ mang thai, việc thừa hoặc thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, do đó hãy chú ý thật kỹ đến liều lượng các thành phần có trong thuốc.

Xem xét tác dụng phụ của thuốc

Hầu hết các loại thuốc bổ máu đều có tác dụng phụ như: buồn nôn, nóng trong người, táo bón, nổi mụn,..Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bổ máu có ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và tâm lý của bạn, do đó hãy xem xét thật kỹ và đưa ra lựa chọn phù hợp với sức khỏe của bản thân.

Lựa chọn thuốc bổ máu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Khi chọn thuốc bổ máu bạn nên ưu tiên những loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm chứng bởi bộ y tế hoặc các ban ngành liên quan. Tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến của các y bác sĩ để lựa chọn được loại thuốc phù hợp.

Khi Sử Dụng Thuốc Bổ Máu Cần Lưu Ý Điều Gì ?

Bổ sung Vitamin C sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn

Các y bác sĩ khuyến khích bạn nên thêm các loại rau củ quả chứa vitamin C vào chế độ ăn uống trong khi sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt. Vitamin C sẽ giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, mang lại hiệu quả cao khi sử dụng thuốc bổ máu.

Không dùng các loại thực phẩm chứa tanin khi đang sử dụng thuốc bổ máu

Việc sử dụng các loại thực phẩm chứa tanin như bắp, chuối, cà phê và đặc biệt là trà xanh sẽ khiến ức chế hấp thụ sắt. Do đó nếu dùng các loại thưc phẩm này trong quá trình sử dụng thuốc bổ máu sẽ khiến thuốc mất đi tác dụng chính của nó.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ máu bổ sung sắt

Các loại thuốc bổ máu bổ sung sắt thường sử dụng cho các trường hợp như hấp thụ sắt kém do bệnh lý bao gồm: tiêu chảy mạn, viêm dạ dày mạn, ung thư, nhiễm giun, trĩ, sau cắt đoạn dạ dày,…Hoặc do tăng nhu cầu bổ sung sắt ở phụ nữ mang thai và tuổi dậy thì.

Khi cơ thể thiếu sắt thường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ.
  • Trẻ em bị thiếu sắt thường mệt mỏi, kén ăn, niêm mạc nhợt nhạt, da xanh, tim đập nhanh, dễ rụng tóc. Ở một số trường hợp có thể gây rối loạn hành vi, giảm trí thông minh, ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động hoặc ngôn ngữ.
  • Người lớn khi bị thiếu sắt hay bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau ngực, hay quên, thể lực kém, năng lực lao động giảm và phụ nữ thì kinh nguyệt không đều.

Với những trường hợp trên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách chữa trị hợp lý. Ngoài việc sử dụng thuốc bổ máu bổ sung sắt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc có chứa sắt đơn thuần như viên sắt gluconat, sắt oxalat hoặc sắt succinat.

Một số tác dụng phụ khi bạn sử dụng thuốc bổ máu bổ sung sắt là táo bón hoặc buồn nôn, tuy nhiên nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Lưu ý khi dùng thuốc bổ máu bổ sung Acid folic

Việc thiếu acid folic sẽ làm chậm sự phân chia tế bào và dẫn đến việc cơ thể thiếu máu, các đặc điểm khi bạn bị thiếu máu do thiếu acid folic sẽ là thiếu máu hồng cầu to hoặc hồng cầu không đều. Acid folic thường được bổ sung bằng cách uống, chỉ bổ sung acid folic bằng đường tiêm với các trường hợp hấp thu kém hoặc đang sử dụng các loại thuốc gây ức chế việc hấp thu acid folic.

Khi sử dụng thuốc bổ máu bổ sung Acid folic, hãy chú ý đến liều lượng của Acid folic có trong thuốc. Người lớn chỉ cần bổ sung 0,5mg đến 1mg/ngày, trong trường hợp thiếu máu nặng có thể tăng lên 5mg/ngày. Về vấn đề này, bạn cần tham khảo ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khi dùng thuốc bổ máu bổ sung vitamin B12

Các tình trạng khi thiếu vitamin B12 có thể kể đến như thiếu máu hồng cầu to, viêm đa dây thần kinh, rối loạn cảm giác và rối loạn vận động khu trú ở chân. Thông thường nhu cầu bổ sung vitamin B12 sẽ là từ 1 đến 3mcg/ngày. Đối với trẻ em bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, có thể tiến hành tiêm bắp vitamin B12 từ 500 đến 1000mcg/ngày và kéo dài từ 6 đến 8 tuần, sau đó duy trì mỗi tháng tiêm 1 lần.

Bạn cũng có thể kết hợp việc sử dụng thuốc bổ máu với các thực phẩm chứa vitamin B12, cần bổ sung hàng ngày để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Những Thực Phẩm Bổ Máu Cho Người Thiếu Máu

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc bổ máu, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu như:

  • Thịt bò: Lượng sắt chứa bên trong thịt bò khá cao và phần nạc sẽ là phần chứa nhiều sắt nhất. 100g thịt bò cung cấp khoảng 3,1mg sắt, chiếm khoảng 21% lượng sắt cần cho 1 tuần.
  • Trứng: Bên trong trứng chứa khá nhiều chất dinh dưỡng gồm vitamin, canxi, phốt pho, protein, khoáng chất và sắt.
  • Hải sản: Các loại hải sản như tôm, cua, hàu, sò, cá thu, cá hồi,.. vừa cung cấp sắt vừa cung cấp vitamin b12 giúp ngừa bệnh thiếu máu.
  • Rau xanh: Các loại rau có màu xanh đậm chứa rất nhiều vitamin A, C, K và chất sắt non. Những thực phẩm bổ máu chứa nhiều magie, canxi, sắt, mangan cùng các vitamin như bông cải xanh, rau bina và bó xôi.
  • Bí ngô: Bí ngô giàu sắt và các chất dinh dưỡng tốt cho máu có thể kể đến như protein thực vật, axit amin, canxi, kẽm, carotene,.. Phần hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều chất sắt, bí ngô rất tốt cho người vừa khỏi ốm, người gầy yếu và phụ nữ có thai.
  • Các loại đậu đỗ: Không chỉ cung cấp lượng sắt dồi dào mà các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ,.. còn chứa nhiều molypden, khoáng chất cần thiết giúp hấp thụ sắt. Trước khi chế bến các món ăn từ đỗ, bạn nên ngâm nước ấm chúng qua đêm để giảm tỉ lệ axit phytic, điều này sẽ làm tăng khả năng hấp thụ sắt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *